- Tài chính và cơ sở hạ tầng
e. Chính sách khuyến khích xuất khẩu
- Thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu, một loạt các biện pháp đã được ban hành áp dụng chung cho mọi sản phẩm xuất khẩu cũng như thành lập quỹ thưởng xuất khẩu, thuế VAT bằng 0, giảm thuế thu nhập doanh nghiêp 50% nếu kim ngạch xuất khẩu đạt 80% doanh số, cho vay tín dụng ưu đãi, thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu.
- Thuế xuất khẩu: việc miễn thuế xuất khẩu là một giải pháp quan trọng khuyến khích xuất khẩu. Trên thực tế, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều không phải chịu thuế xuất khẩu.
- Các hình thức khác: Ngồi việc hồn thuế nhập khẩu, các nhà xuất khẩu được hưởng thuế gia trị gia tăng bằng 0 và được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập. Số lượng ưu đãi phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu và địa điểm sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nằm trong các KCN được hưởng nhiều ưu đãi thuế đặc biệt, bao gồm miễn thuế nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tỷ lệ xuất khẩu phản ánh chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và nổ lực các doanh nghiệp do đó cần có chính sách ưu đãi về chế độ miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp chế xuất theo hướng tỷ lệ xuất khẩu càng cao thì được hưởng càng nhiều các ưu đãi về thuế.
- Theo các quốc gia lân cận: Thái Lan, PhiLipin… các doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu từ 40% - 50% đều được xem là doanh nghiệp chế xuất và được hưởng các ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác. Đây là điều rất hợp lý, nó có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Xác định tỷ lệ xuất khẩu ở mức vừa phải và có chính sách ưu đãi càng tăng đối với các doanh nghiệp, có tỷ trọng xuất khẩu càng lớn là rất hợp lý.
- Đối với ngành nông lâm, thủy sản: thông thường các ngành hàng ngày chịu tác động mạnh mẽ của thời tiết, biến động của thị trường. Do đó, để hỗ trợ các ngành này, khuyến khích tăng cường xuất khẩu, tỉnh cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ các ngành hàng này thông qua việc giảm thuế suất thuế thu nhập, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và chính sách giá cả.
3.2.2.2. Giải pháp tạo vốn cho các DN hoạt động trong KCN:
Đây là khâu khó khăn nhất cho DN trong cả nước nói chung cũng như DN đang hoạt động trong KCN tỉnh nói riêng. Thiếu vốn gây nên những ách tắc trong SXKD, trong mở rộng quy mô, đổi mới cơng nghệ của DN, nhu cầu về vốn địi hỏi các DN phải tự tìm tịi, huy động. Tuy nhiên Nhà nước cũng cần có những biện pháp hỗ trợ cho các DN để sớm tiếp cận nguồn vốn, thỏa mãn nhu cầu vốn SXKD.