Những hạn chế thiếu sót trong việc phát triển các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 30)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

1.5.1. Những hạn chế thiếu sót trong việc phát triển các

Nam:

Trong bối cảnh phải thích nghi nhanh với hệ thống pháp luật mới, với yêu cầu mới của quá trình gia nhập WTO, hệ thống KCN - KKT vẫn bộc lộ một số hạn chế chưa được khắc phục và xuất hiện một số điểm yếu mới. Đó là:

Thứ nhất: Công tác xây dựng quy hoạch về cơ bản đã đạt kết quả tốt, song vẫn

còn một số địa phương muốn xây dựng thêm KCN không thuộc quy hoạch phát triển KCN do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, mà khơng có luận chứng thuyết phục sự cần thiết phải bổ sung quy hoạch.

Thứ hai: Nhiều Ban quản lý KCN chưa thực sự thích nghi kịp với hệ thống cơ

chế, chính sách mới đã được điều chỉnh.

Thứ ba: Cơ chế, chính sách về quản lý nhà nước về KCN, KTT theo Luật đầu

tư mới còn nhiều điểm chưa thống nhất và chưa được đầy đủ. Các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực khác còn chưa điều chỉnh kịp theo Luật mới, nhiều quy định trong Nghị định hướng dẫn cịn thiếu, gây khó khăn cho các Ban trong q trình áp dụng (chẳng hạn về quy hoạch chi tiết KCN, về một số nội dung quản lý nhà nước đối với KCN, KKT,…)

Thứ tư: Đời sống của người lao động trong KCN đã được quan tâm hơn nhưng

nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cuộc sống với thu nhập ổn định cho người cơng nhân và gia đình.

Những tháng đầu năm 2006 đã xảy ra một loạt các cuộc đình cơng của cơng nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ở các KCN thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, chủ yếu là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân xảy ra các cuộc đình cơng này chủ yếu do chính sách tiền lương, thưởng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp ước ngồi chưa phù hợp với biến động của thị trường, điều kiện ăn, ở, làm việc của cơng nhân cịn nhiều yếu kém, sự phối hợp trong giữa các cơ quan nhà nước, các đơn vị trung ương và địa phương trong quản lý lao động, nhận thức pháp luật của người lao động còn hạn chế. Tại Vĩnh Long, thời gian qua vào cuối năm 2006, năm 2007 cũng xảy ra các cuộc đình cơng liên quan đến chính sách tiền lương của cơng nhân.

Tình trạng đình cơng của cơng nhân hiện nay đã giảm bớt, tuy nhiên nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách căn bản về nhà ở cho công nhân, về thu nhập của người lao động trong khu vực trong nước và nước ngồi, về vai trị của tổ chức cơng đồn trong doanh nghiệp, về tình hình giải quyết làm thêm giờ cho cơng nhân chưa hợp lý, tăng ca quá nhiều, ….

Thứ năm: Công tác bảo vệ môi trường chưa được đẩy mạnh đúng mức. Trong

năm 2006 vừa qua, chưa có thêm được KCN nào hồn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, cả nước mặc dù đã có 139 KCN nhưng vẫn chỉ có 33 KCN đã vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung, có thêm một số KCN chuẩn bị xây dựng như KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh), một số KCN ở Đồng Nai,…

Thứ sáu: Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN vẫn

còn hạn chế xét về nhiều khía cạnh (lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, chất lượng kết quả thanh tra, chế tài thanh tra, kiểm tra, …). Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong cơng tác thanh tra cịn chưa thật chặt chẽ, chưa có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng. Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra còn mỏng, phương tiện làm việc còn hạn chế (đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường). Các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động KCN về các lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, mơi trường … cịn thiếu và chưa đảm bảo tính cương quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)