Vùng kinh tế vàcác khu, tuyến, cụm công nghiệp tại Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 39)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

2.1. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp Vĩnh Long

2.1.2. Vùng kinh tế vàcác khu, tuyến, cụm công nghiệp tại Vĩnh Long

Vĩnh Long là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Cửu Long cũ (Vĩnh Long - Trà Vinh), Vĩnh Long thuộc miền Tây Nam Bộ, là một tỉnh phát triển loại hình kinh tế KCN sau các tỉnh, thành trong khu vực cũng như trong cả nước. Hơn nữa đây là loại

hình kinh tế cơng nghiệp rất mới mẻ đối với Vĩnh Long hiện nay cũng như các tỉnh khác trong ĐBSCL. Vì nền kinh tế của vùng chỉ dựa vào nơng nghiệp là chủ yếu, cơng nghiệp thì hầu như chưa có gì đáng kể ngồi sản suất xi măng, cơ khí và sửa chữa cơ khí. Do vậy, khi đi vào phát triển mơ hình kinh tế KCN tập trung chỉ dựa vào những kinh nghiệm học hỏi được ở các tỉnh bạn, đặc biệt những kinh nghiệm về phát triển KCN Bình Dương, Long An, Cần Thơ. Từ thực tế đó mà Vĩnh long chọn mơ hình phát triển các KCN tập trung vừa và nhỏ để làm bước khởi đầu trên cơ sở đó phát triển dần lên các KCN có qui mơ lớn, hiện đại hơn.

Việc phát triển các KCN là nhu cầu khách quan, nhằm tận dụng được những lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội của tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, thông qua việc phát triển KCN để tìm được lối ra hướng đi lên của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước đề ra. Trên quan điểm đó, Vĩnh Long đã có nhiều cố gắng, quan tâm chỉ đạo phát triển KCN, coi đó là nhân tố thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nơng nghiệp, mạnh dạn đa dạng hóa các thành phần tham gia xây dựng vá phát triển KCN nhằm phát huy yếu tố nội lực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tạo thành một nguồn lực mạnh mẽ cho công tác xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Giữa ĐBSCL nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Biên Hịa, Bà Rịa/Vũng Tàu) có một mối quan hệ đặc biệt quan trọng. Một tỉ lệ lớn các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long được chế biến tại TP.HCM và phần lớn các dịch vụ thương mại, giao thông vận tải liên quan đến ĐBSCL đều bị chi phối từ đây. Vì vậy, để duy trì tốc độ phát triển của Vĩnh Long, cần phải nâng cao công nghệ, tạo điều kiện cơ sở vật chất của tỉnh để tăng hiệu quả của ngành công nghiệp chế biến. Hạ tầng công nghiệp và hạ tầng cơ sở của Vĩnh long được cải thiện sẽ đưa công nghiệp chế biến đến gắn với vùng sản xuất nguyên liệu. Đồng thời các dịch vụ thương nghiệp, giao thông sẽ được các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh khai thác một cách hiệu quả.

Bước khởi đầu, năm 1998, Vĩnh Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập KCN Bắc Mỹ Thuận, với diện tích 73ha. Tuy nhiên, sau khi cầu Mỹ Thuận hoàn thành, khu vực xây dựng KCN Bắc Mỹ Thuận trở thành địa điểm thuận lợi và hợp lý hơn nếu được sử dụng cho phát triển văn hóa, du lịch và đơ thị mới có liên

quan rất chặt chẽ với việc phát triển mở rộng thị xã Vĩnh Long. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã quyết định điều chỉnh lại quy hoạch thị xã Vĩnh Long theo hướng mở rộng khu trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa và du lịch phía Nam cầu Mỹ Thuận đến khu du lịch Trường An, bao gồm tồn bộ diện tích đã quy hoạch cho KCN Bắc Mỹ Thuận. Quy hoạch xây dựng thị xã Vĩnh Long thành phố loại 3, hướng mở rộng về Bắc Mỹ Thuận, tiếp tục quy hoạch một KCN mới thay thế KCN cũ. Và ngày 08/08/2002, Thủ tướng Chính phủ có quyết định chấp thuận cho Vĩnh Long thay thế KCN Bắc Mỹ Thuận bằng KCN khác, được xây dựng tại xã Hòa Phú, huyện Long Hồ.

Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển trước mắt cũng như trong tương lai. Phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, về cơ sở hạ tầng, tỉnh Vĩnh Long chủ trương quy hoạch xây dựng mạng lưới các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, tiết kiệm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phịng. Đồng thời tỉnh có các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp Vĩnh Long.

Hiện tại Vĩnh Long đã xác định và thành lập 02 khu và 1 tuyến công nghiệp. Gồm: Khu công nghiệp Hịa Phú; Khu cơng nghiệp Bình Minh; Tuyến cơng nghiệp Cổ Chiên; Năm 2008, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Long đã ký văn bản số 89/UBND- KTTH về việc chấp thuận chủ trương cho Cơng ty cổ phần Hiệp Hịa Phát nghiên cứu, khảo sát và lập dự án đầu tư hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp tại huyện Bình Tân. Về vị trí địa lý, quy mơ diện tích,… và các vấn đề khác từng KCN nêu trên, chúng tôi xin được giới thiệu tại trang Phụ lục số 02.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)