Đánh giá môi trường đầu tư hiện nay tại các KCN tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 73)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

2.4. Đánh giá môi trường đầu tư tại các KCN tỉnh Vĩnh Long

2.4.2. Đánh giá môi trường đầu tư hiện nay tại các KCN tỉnh Vĩnh Long

khảo sát:

Quá trình khảo sát được thực hiện bằng cách gửi phiếu khảo sát (nội dung phiếu khảo sát theo phụ lục 10) đến 9 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN và trực tiếp phỏng vấn 9 doanh nghiệp đang hoạt động ngoài KCN và nội dung khảo sát tập trung xem xét các chỉ tiêu, từ đó tìm hiểu nhận định của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư hiện tại của các KCN tỉnh.

Kết quả khảo sát đánh giá môi trường đầu tư tại các KCN tỉnh được tổng hợp ở trang phụ lục số 11. Qua kết quả khảo sát chúng ta có thể nhận định như sau:

Thứ nhất: Chi phí gia nhập thị trường: Có 6/9 (chiếm 66,7%) doanh nghiệp

trong KCN nhận định là đã nhận được tất cả các giấy tờ đăng ký và các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành công việc kinh doanh đúng thời hạn.

Thực hiện cơ chế “một cửa – tại chỗ”: Mặc dù tỉnh đã có đưa ra, những doanh nghiệp hoạt động trong KCN đều do Ban quản lý KCN thực hiện tất cả các thủ tục có liên quan đến doanh nghiệp nhưng thực tế câu này chỉ như là một khẩu hiệu, đã có 6/9 doanh nghiệp cho rằng thực hiện chưa tốt khẩu hiệu này, thực sự các doanh nghiệp vẫn cịn phải tự mình phải đi giải quyết từng khâu.

Thứ hai: Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Theo kết quả khảo

sát của Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam thì chính sách này cũng được đánh giá không cao cho tỉnh Vĩnh Long và đồng thời theo nhận định của các doanh nghiệp tại KCN đều chưa đánh giá cao về yếu tố này, đã có 8/9 doanh nghiệp cho rằng chưa có sự ổn định trong sử dụng đất như các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, ….mặc dù có đặt ra nhưng thực hiện khơng nghiêm túc và vì vậy thực tế thời gian qua năm 2006 đã có 01 đơn vị xin rút giấy phép đầu tư.

Thứ ba: Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin . Có 9/9 doanh nghiệp đánh giá

việc tiếp cận thông tin là tốt, dễ dàng nắm bắt được các văn bản chính sách, các kế hoạch phát triển của lãnh đạo tỉnh, tuy nhiên việc thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp để thảo luận trong quy hoạch phát triển thì chưa, có đến gần 50% doanh nghiệp cho rằng tỉnh và các ban ngành chưa làm tốt điều này.

Thứ tư: Chi phí kinh doanh: Có 7/9 doanh nghiệp cho rằng việc họ phải trả

thêm các khoản chi phí bổ sung khơng chính thức là phổ biến. Cho thấy rằng, để được giải quyết nhanh hơn, tránh những ách tắc, phiền hà trong thủ tục họ vẫn còn phải tốn

thêm những khoản chi phí, làm cho chi phí khơng chính thức có phát sinh, tuy nhiên đa số các doanh nghiệp xem đây như là những chi phí hiển nhiên phải có, một số doanh nghiệp thì chấp nhận nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp khơng chấp nhận khoản phí này. Theo đánh giá của Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì chi phí khơng chính thức của tỉnh Vĩnh Long cũng chưa được đánh giá cao. Về chỉ số này cũng là một vấn đề đòi hỏi lãnh đạo quản lý các cấp cần xem lại để tránh cho doanh nghiệp khơng phải tốn những chi phí khơng cần thiết, đồng thời giúp cho cán bộ ở các cấp làm việc một cách liêm chính, vơ tư.

Thứ năm: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo Tỉnh, theo kết quả khảo

sát, có 7/9 doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo tỉnh có tính tiên phong và năng động trong quản lý, đánh giá các yếu tố thành phần cũng khá tốt, đặc biệt đánh giá cao ở yếu tố 1, 2, 3 và 7. Điều này cũng phù hợp với đánh giá mà chúng ta đã tham khảo qua đánh giá năng lực cạnh tranh của Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam đánh giá về Tỉnh Vĩnh Long qua chỉ số này.

Tuy nhiên, qua khảo sát cũng cần nhìn nhận lại các yếu tố thành phần như yếu tố 4, 5 và 6. Những yếu tố này cũng đáng quan tâm để từ đó giúp cho các cán bộ ở các Sở, ban ngành tỉnh nhìn nhận lại chính mình, từ đó thay đổi phong cách làm việc nhằm thõa mãn hơn nữa nhu cầu của nhà đầu tư, đồng thời đây cũng là một căn cứ hết sức quan trọng trong phân biệt môi trường đầu tư giữa các tỉnh xem có hấp dẫn khơng.

Thứ sáu: Đào tạo tốt lao động cung ứng cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của

Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam, chỉ số về đào tạo lao động của tỉnh Vĩnh Long được đánh giá khá cao, nhưng qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, có 6/9 doanh nghiệp cho biết rằng hiện số lao động của tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp. Quan trọng hơn là về chất lượng và tay nghề, chỉ có 3/9 doanh nghiệp cho rằng chất lượng lao động đáp ứng được nhu cầu công việc.

Như vậy, qua kết quả này, cần nhìn nhận lại, mặc dù trong những năm qua, tỉnh đã có chú trọng trong đào tạo lao động nhằm nâng cao trình độ cho lực lượng lao động của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp nhưng thực tế chưa giải quyết được vấn đề này, tuy nhiên để giải quyết được vấn đề này không phải là điều dễ dàng, cần phải có một q trình và thời gian. Và hy vọng rằng, sau một thời gian nỗ lực của lãnh đạo tỉnh trong các chính sách đào tạo, bồi dưỡng sẽ mang lại kết quả đáng phấn khởi trong những năm tới đây.

Thứ bảy: Thiết chế pháp lý được đánh giá cao. Có 7/9 doanh nghiệp đánh giá

cao về chỉ tiêu này.

Thứ tám: Khu vực công hoạt động hiệu quả. Có 50% doanh nghiệp đánh giá tốt

về chỉ tiêu này. Như vậy chứng tỏ rằng, chất lượng hoạt động khu vực công là chưa mang lại hiệu quả.

- Chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng, hệ thống cảng, điện thoại: Các doanh

nghiệp đều đánh giá là tạm được. Tuy nhiên có doanh nghiệp trong KCN cho rằng khi xây dựng KCN tỉnh chưa chú trọng cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ trong và ngoài hàng rào KCN.

- Hoạt động hỗ trợ thương mại, thông tin thị trường: Mặc dù tỉnh đã có thành

lập Trung tâm xúc tiến thương mại nhưng thời gian qua hoạt động vẫn còn mờ nhạt. Qua khảo sát, đa số các doanh nghiệp đều cho rằng họ chưa nhận được một lợi ích nào từ hoạt động này.

- Dịch vụ y tế công: Hiện dịch vụ y tế công cộng của tỉnh dường như quá tải,

chất lượng dịch vụ chưa cao, thái độ làm việc của các y bác sĩ chưa tốt.

- Hỗ trợ tín dụng: Thực tế chính sách này đã được các doanh nghiệp đánh giá

tốt, một phần là nhờ được nêu ra trong chính sách và có văn bản đối với các Ngân hàng trong tỉnh, mặt khác là do sự ra đời của nhiều ngân hàng trong thời gian gần đây cũng góp phần giải quyết được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhờ sự cạnh tranh, mở rộng đối tượng cho vay của các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư. Về chỉ tiêu này chưa đạt yêu cầu, khi doanh nghiệp muốn đầu tư thì chưa được giao đất ngay mà ln ln bị vướng trong khâu giải tỏa san lấp mặt bằng, nguyên nhân chính là do chưa được sự đồng thuận của người dân, việc giải quyết đền bù trong khâu giải tỏa chưa thỏa đáng nên khoảng có 50% dự án chậm triển khai.

Cùng với những phiếu khảo sát trên, chúng tôi cũng thực hiện việc phỏng vấn lấy ý kiến của 09 doanh nghiệp hoạt động ngồi khu cơng nghiệp cũng cho kết quả tương tự. Đồng thời, cũng tham khảo thêm ý kiến về Sự khác biệt môi trường đầu tư

trong và ngoài KCN. Đa số các doanh nghiệp kể cả trong và ngoài KCN khi hỏi đến

vấn đề này đều cho rằng có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt này chưa có sự ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của họ khi chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời, chính vì việc cung cấp mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều chấp vá, tỉnh chưa thật sự tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư mà thường nhà đầu tư phải

khẩn trương đơn đốc thì mới có thể thực hiện dự án đầu tư nhanh được. Vì vậy, có một số doanh nghiệp vẫn quyết định hoạt động ngồi khu cơng nghiệp nhằm tránh được những phiền hà trong khâu đền bù, giải tỏa và không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Vì vậy, với những phân tích qua kết quả khảo sát trên, khi hỏi xin ý kiến về những kiến nghị về phía chính quyền để nhằm tăng tính hấp dẫn thu hút đầu tư, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động cho KCN thì hầu hết các doanh nghiệp đều nhất trí một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, Chính quyền tỉnh cần xem xét để chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc

và thực sự phải là cơ chế “một cửa, tại chỗ”.

Thứ hai, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh cần phát tốt hơn nữa vai

trị của mình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu hình ảnh, từ đó có thể n tâm đầu tư, mở rộng quy mơ.

Thứ ba, Cần tạo quỹ đất sạch giúp cho nhà đầu tư sớm nhận được mặt bằng để

thực hiện dự án đầu tư đúng kế hoạch. Có chính sách và phương pháp để triển khai dự án quy hoạch, xây dựng KCN nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, đồng thời có chính sách bồi hồn thỏa đáng.

Thứ tư, Cần đổi mới cách nhìn từ phía Ban quản lý và chính quyền tỉnh. Nên

thực hiện khẩu hiệu “Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kinh doanh”.

Thứ năm, Tiếp tục thực hiện các chính sách trong đào tạo đội ngũ nguồn lao

động nhằm cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp có chất lượng.

Từ những phân tích phần 2.4.1 và 2.4.2, chúng tơi cũng xin đưa ra những đánh giá theo tính chủ quan về các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động KCN tỉnh Vĩnh Long theo ma trận SWOT và đánh giá theo tính khách quan bằng ma trận EFE, ma trận IFE.

Sử dụng ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; Từ đó đánh giá các khả năng, phân tích các thế và điểm yếu là phân tích những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng đạt mục tiêu thu hút đầu tư. Còn phân tích những cơ hội và thách thức là phân tích các yếu tố của mơi trường xung quanh. Sau khi liệt kê được những yếu tố ảnh hưởng, chúng ta có thể định hướng các biện pháp nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, khai thác các cơ hội và đương dầu với các thách thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)