Cải cách hành chánh, hoàn thiện chế độ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 104 - 107)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

d. Coi trọng và tạo thuận lợi để hỗ trợ các DN

3.2.2.8. Cải cách hành chánh, hoàn thiện chế độ quản lý

quản lý khu công nghiệp:

Giải pháp được đề xuất trên những quan điểm: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nhằm xây dựng cơ chế, chính sách quản lý gọn, nhẹ, trong sạch và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; cải cách hành chính nhằm xây dựng cơ chế, quy trình quản lý hành chính đơn giản, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp; các giải pháp cụ thể là:

Việc quản lý theo cơ chế “Một cửa - Tại chỗ” được thực hiện căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý KCN cấp tỉnh, được quy định trong quy chế KCN; thông qua cơ chế ủy quyền của các Bộ, Ngành Trung Ương và Ủy Ban Nhân tỉnh, thành phố cho Ban Quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, thương mại, lao động… một số nội dung quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành như hải quan, công an, thuế vụ… được thực hiện theo phương thức các cơ quan này đặt đại diện đủ thẩm quyền của mình để giải quyết trực tiếp cơng việc tại các KCX – KCN.

Cơ chế quản lý “Một cửa - Tại chỗ” được ra đời và vận hành lần đầu tiên tại Việt Nam cùng với việc ra đời và phát triển KCX Tân Thuận (tại Thành phố Hồ Chí Minh). Tại Vĩnh Long, ngày 09 tháng 8 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 163/QĐ.TTg Về việc thành lập Ban Quản lý các KCN Vĩnh Long.

Ban Quản lý là đại diện cho Nhà nước tại các KCN để thực hiện các mục tiêu: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn trong nước, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; du nhập kỹ thuật và công nghệ mới, kiến thức quản lý hiện đại, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, vấn đề hàng đầu là phải thu hút cho được nhiều nhà đầu tư vào lấp đầy KCN.

Trong thời gian tới, để tổ chức quản lý thành công các KCN theo cơ chế quản lý “Một cửa - Tại chỗ” cần khẳng định và thống nhất quan điểm về cơ chế quản lý “Một cửa - Tại chỗ” đối với mơ hình các KCN, cần tiến hành hệ thống hóa, rà sốt lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chủ trương, chính sách vận hành

các KCN để phù hợp với mơ hình kinh tế này, nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, cơ chế “xin - cho” sao cho Ban Quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện các ủy quyền của cấp Bộ, Ngành Trung ương được sâu, rộng, đầy đủ, xác định đúng vị trí Ban Quản lý KCN cấp tỉnh trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước và cơ chế tài chính thích hợp cho cơ quan này hoạt động. Từ đó, đưa ra mơ hình tổ chức bộ máy phù hợp để vận hành thành công cơ chế quản lý “Một cửa - Tại chỗ”.

- Hiện nay, hầu hết các Ban Quản lý KCN đã có bộ máy ổn định. Tuy nhiên, thời gian tới cần phải tiếp tục cải cách và nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý KCN và phải được thực hiện thường xuyên. Chú trọng và nâng cao chất lượng, trách nhiệm và ý thức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các Ban Quản lý, xóa bỏ hồn tồn cơ chế “ xin – cho” kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ, cơng chức có hiện tượng nhủng nhiễu doanh nghiệp, đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý KCN.

Phân rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý KCX - KCN, mối quan hệ phối hợp giữa Ban Quản lý KCN cấp tỉnh với các Sở, Ban, Ngành địa phương, với Công ty phát triển hạ tầng và doanh nghiệp theo hướng vừa bảo đảm cơ chế một đầu mối quản lý tại Ban Quản lý, vừa đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý KCN .

- Về đất đai: cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường và giải phóng mặt bằng ; thực hiện tun truyền cơng khai các chủ trương , định hướng phát triển KCN tại địa phương. Công tác phê duyệt, thẩm định quy họach các KCN ở địa phương phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, song cần thiết phải có quyết định thu hồi đất sớm để tránh hiện tượng giá đất tăng lên theo thời gian và càng để lâu càng khó giải phóng mặt bằng .

Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN sao cho vẫn đảm bảo quyền lợi cho công ty phát triển hạ tầng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN hoạt động … bố trí quỹ đất cho tái định cư, kết hợp với biện pháp càng cao hiểu biết

pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nơng nghiệp để họ có ý thức hơn về chủ trương phát triển KCN của địa phương và của cả nước .

- Cần thường xuyên rà sốt các dự án có vốn đầu tư nước ngồi đã được cấp phép trong KCN để có biện pháp hổ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, xác định xem những khó khăn này là từ phía bản thân doanh nghiệp hay là từ cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Cần nghiên cứu để áp dụng ISO vào hoạt động dịch vụ hành chính trong thời gian sớm nhất. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành, có thể áp dụng cho mọi đối tượng trong hoạt động các doanh nghiệp cũng các đơn vị hành chính nhà nước. Việc áp dụng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính ở một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua đã tạo được cách làm việc khoa học, loại bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục vụ của công chức nâng lên rõ rệt, quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân ngày càng được cải thiện,…. Chính nhờ những tác dụng đó mà ISO 9000 hiện nay được xem là một trong những giải pháp hay và cần thiết để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính, giảm nhẹ bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ công chức.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi nghiên cứu và hướng đến ứng dụng ISO 9000 nhằm cải thiện tình hình, trước mắt Ban quản lý KCN cần tập trung triển khai các chính sách để thủ tục hành chính phải thực sự “một cửa – tại chỗ” và nghiêm túc thực hiện. Những chính sách đó có thể là:

+ Chính sách đối với khách hàng: Cần quan tâm đúng mức đến nguyện vọng chính đáng của khách hàng, đảm bảo giải quyết công việc thuận lợi, kịp thời, chính xác và đúng pháp luật các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

+ Chính sách đối với nhân sự: Thường xuyên giáo dục cho Cán bộ công chức BQL các KCN về tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ. Khi giao tiếp với khách hàng phải có thái độ ân cần, nhã nhặn, chu đáo và phong cách ứng xử văn minh, lịch sự.

Tuy vậy, những vấn đề nêu trên chỉ là thực hiện tại BQL các KCN, để thực hiện tốt cơ chế quản lý “Một cửa - Tại chỗ” thì thật sự khơng chỉ có BQL mà ở đây cần có sự kết hợp của tất cả các Sở, Ban ngành có liên quan.

Nếu chúng ta làm tốt giải pháp này sẽ tạo nên môi trường làm việc theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được dễ dàng hơn, đồng thời các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng như nhau, tránh phát sinh “chi phí khơng chính thức”. Giải pháp này góp phần làm cho mơi trường đầu tư của tỉnh được trong sạch, minh bạch hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)