2.4.2.1 Những đặc điểm và diễn biến chính trên thị trường
• Thị trường trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn tiềm năng nhất không chỉ cho các dự án của Chính Phủ mà cả các dự án của khu vực tư nhân. Thị trường trái phiếu Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp gồm trái phiếu ngân hàng thương mại, chứng chỉ tiền gởi và các chứng khoán nợ có giá trị khác. Thị trường vốn Việt Nam hiện nhỏ về quy mơ và chưa được chuẩn hóa. Trong các loại trái phiếu được phát hành và mua bán tại Việt Nam gồm trái phiếu Chính phủ và tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp thì khối lượng trái phiếu chính phủ chiếm 81% thị phần, trái phiếu địa phương 10%, trái phiếu doanh nghiệp 9% (Tính đến quý III/2006, Vụ NH và tài chính – BTC). Thị trường trái phiếu Việt Nam còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, trong đó trái phiếu chính phủ có tiềm năng lớn thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài bởi lãi suất và độ an toàn. Nhưng trái phiếu cơng ty mới là loại trái phiếu có nhiều tiềm năng hơn vì quyết định tính sơi động, sự phát triển của thị trường trái phiếu nhưng hiện tại chưa phát triển tại Việt Nam.
Những cột mốc quan trọng trên thị trường trái phiếu Việt Nam:
Năm 2004 thị trường trái phiếu Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, với sự tồn tại sơ khai của thị trường trái phiếu Chính Phủ. Dư nợ trái
Luận văn thạc sĩ -Trang 42- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
phiếu còn thấp so với thị trường trong khu vực, chủ thể phát hành khơng đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh tốn cịn hạn chế. Thị trường giúp hai đối tượng quan trọng là doanh nghiệp và chính quyền địa phương thì chưa tồn tại. Nguyên nhân của tình trạng này là do các nghị định, tiêu chí quy định việc phê duyệt trái phiếu theo năng lực là không rõ ràng nên các nhà phát hành và cơ quan phê duyệt tốn nhiều thời gian để đàm phán dẫn đến không khuyến khích huy động vốn qua kênh này. Việc cơng bố thơng tin khơng đầy đủ, khơng có bản cáo bạch cũng khiến các nhà đầu tư không mặn mà đầu tư vào hai loại trái phiếu này. Hệ thống giao dịch chung cho trái phiếu và cổ phiếu đã làm cản trở việc phát triển thị trường thứ cấp khi ngày càng có nhiều tổ chức khác nhau tham gia vào thị trường này
Tháng 10/2005 lần đầu tiên trái phiếu chính phủ Việt Nam được phát hành ra thị trường vốn quốc tế, 750 triệu USD trái phiếu đã được các NĐT mua hết sau khi phát hành, số trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên các TTCK như Hồng Kông, Singapore, LonDon, Newyork, Boston đến năm 2016. Hiện nay nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ là rất lớn, trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên này với lãi suất 6,875%, nhu cầu của NĐT đã tăng gấp 6 lần so với số cổ phiếu thực tế được phát hành. Trong năm 2005 này thị trường trái phiếu Việt Nam cũng vẫn tồn tại 5 nhược điểm lớn đó là: Các tiêu chí phát hành không được quy định rõ ràng; Thiếu thông tin; Chưa có tổ chức tín nhiệm (CRA); Các quy định điều chỉnh việc chào bán riêng lẻ không đầy đủ; Hệ thống giao dịch trái phiếu không đồng bộ.
Tháng 3/2007, 300tỷ đồng trái phiếu chính phủ lần đầu tiên phát hành theo lô lớn 100, 200, 300 tỷ đồng đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây 6,8%/ năm. Cũng trong tháng 3/2007 Cơng ty chứng khốn Habubank (HBBS) bảo lãnh phát hành thành công 500tỷ đồng trái phiếu bằng tiền đồng kỳ hạn 5 năm cho tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama). Cơng ty chứng khốn Habubank đã sử dụng phương thức dựng sổ (book building) đưa ra 3 mức lãi suất là 9,6%, 9,7%, 9,8% và với mức 9,6% đã có nhiều tổ chức tài chính đặt mua, mức lại suất được coi là thấp hơn khá nhiều so với
Luận văn thạc sĩ -Trang 43- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
việc doanh nghiệp vay vốn trực tiếp từ Ngân hàng (thường là ở mức 13%/ năm). Tháng 5/2007 Công ty Vinashin phát hành thanh công trái phiếu doanh nghiệp với giá trị 3.000tỷ đồng thời hạn 10 năm bằng tiền đồng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước với lãi suất 9%/ năm. Trong đợt phát hành này đã có số lượng đặt mua gấp 3lần lượng phát hành.
Khép lại chuỗi ngày ãm đạm, khi cổ phiếu bị bán đỗ bán tháo vào thời kỳ tài chính thế giới khủng hoảng. Phiên đấu thấu ngày 8/8/08, 100% trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 2 năm được bán hết. Trước đó ngày 11/7/08 khơng có một thành viên nào mua trái phiếu kỳ hạn 2, 3 năm. Phiên đấu giá ngày 16/8 cũng thành công với 117 tỷ đồng loại 10 năm, lãi suất 15%/ năm được bán ra. Phiên đấu giá ngày 22/8/08 cũng có kết quả tốt với 780 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2, 3 năm được giao dịch thành cơng. Tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam tương đương 14,2%GDP, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 66,8%, Thái Lan là 52,4%, trong đó trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng chủ yếu, trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ trái phiếu trên thị trường – 5,84% tổng dư nợ trái phiếu năm 2008, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia, Singapore là 70- 80%. Vậy xét về nhu cầu và xu hướng phát triển thì thị trường trái phiếu của Việt Nam trong tương lai cịn nhiều tiềm năng. Nhìn chung về thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2008 nhỏ về quy mơ, giao dịch khó do tính thanh khoản chưa tốt; Chi phí giao dịch cịn cao so với các nước; Cơ sở hạ tầng chưa đủ mạnh và cần phải xây dựng những chuẩn mực về tính thanh khoản cho trái phiếu; Nhận thức chung của giới doanh nghiệp về phát hành trái phiếu chưa cao nên việc cơng bố thơng tin, đánh giá hệ số tín nhiệm chưa được quan tâm đầy đủ.
Năm 2009 thị trường trái phiếu trong nước trãi qua một năm ảm đạm, một số ít Ngân hàng duy trì được lợi nhuận từ thị trường này. Thị trường trái phiếu quốc tế trở thành nơi mang lại lợi nhuận cho các Ngân hàng nhưng không phải Ngân hàng nào cũng được phép bn trái phiếu trên thị trường quốc tế vì NHNN đang giới hạn số lượng NH được phép thực hiện nghiệp vụ này. Trong năm này nhiều nhà đầu tư có khuynh hướng bán ra mạnh trái phiếu quốc tế mà Chính Phủ
Luận văn thạc sĩ -Trang 44- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
Việt Nam phát hành năm 2005 lợi suất có thời điểm 13-14%/ năm. Đến cuối năm 2009, lợi suất của trái phiếu quốc tế chỉ còn 6-7% chênh lệch 6% chị trong vịng vài tháng. Do quy mơ thị trường ngoại hối cịn nhỏ nên đối với các NĐT có nhu cầu mua một lượng ngoại tệ lớn trong thời gian ngắn thì NH trong nước khó có thể đáp ứng ngay. Khi các NĐT nước ngoài muốn mang vốn vào Việt Nam họ đổi thành tiền Việt Nam để đầu tư, tuy nhiên khi NĐT bán trái phiếu sẽ không dễ trong việc mua ngoại tệ (chủ yếu là USD) trên thị trường để chuyển ra nước ngoài, trong khi sự tham gia của NĐT nước ngồi đóng vai trị quan trọng với tính thanh khoản của thị trường. Trong năm 2009 tỷ lệ phát hành thành công trái phiếu Chính phủ bằng USD là 62%, trong khi bằng tiền VND là 15%. Cũng trong năm 2009, hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) đã được chấp thuận thành lập và ra mắt vào ngày 14/8/2009, việc ra đời VBMA là sự kiện có ý nghĩa lớn và được xem là động lực mới đối với thị trường tài chính Việt Nam.
Tóm lại thị trường trái phiếu tuy đã hình thành bước đầu cịn rất sơ khai và nhiều hạn chế nên chưa phát huy lợi thế của kênh huy động vốn giá rẻ, dài hạn, khối lượng lớn, doanh nghiệp và chủ thể phát hành không bị rủi ro mất quyền kiểm sốt cơng ty như phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khốn. Thơng thường ở một số nước phát triển quy mô thị trường trái phiếu tương đương 50%GDP, trong khi đó ở Việt Nam mới chỉ đạt 15-16% GDP. Trái phiếu Việt Nam cịn ít, chủ yếu là trái phiếu Chính Phủ, có một số ít trái phiếu doanh nghiệp và địa phương nhưng khối lượng nhỏ. Tuy khối lượng nhỏ nhưng lại ở trong tình trạng phân tán do quy mơ phát hành nhỏ, có q nhiều loại, nhiều hình thức, chưa có sự thống nhất trong thông lệ giao dịch nên gây lộn xộn và phức tạp khi giao dịch khiến cho các NĐT nước ngồi khó khăn khi tiếp cận thị trường tài chính Việt Nam.
2.4.2.2 Những rủi ro trên thị trường trái phiếu.
Trên thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay có những loại rủi ro chủ yếu sau:
Luận văn thạc sĩ -Trang 45- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
• Rủi ro thanh khoản: Do trái phiếu không thể bán được khi
cần bán. Để phòng chống rủi ro này, nhà đầu tư nên chọn mua các trái phiếu có khối lượng phát hành lớn và được nắm giữ bởi nhiều nhà đầu tư khác nhau.
• Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là nguy cơ cơng ty phát hành
khơng có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần thẩm định hết sức kỹ càng về doanh nghiệp phát hành trái phiếu và liên tục đánh giá lại sức khỏe của doanh nghiệp phát hành trong quá trình nắm giữ trái phiếu.
• Rủi ro về lãi suất thị trường: Giá của một trái phiếu công ty
sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào. Như đã nói rủi ro lãi suất là vấn đề mà NĐT trái phiếu lo lắng, nếu nhìn vào chỉ số CPI trong những tháng gần đây liên tục tăng, áp lực lạm phát sẽ tăng khi CPI tính theo tháng tăng liên tục, chính sách tiền tệ tương đối thả lỏng và lãi suất cũng sẽ tăng lên theo. Nếu thị trường nóng lên dưới tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ, gói kích cầu và giá cả tăng, biện pháp đối phó bằng cách gia tăng lãi suất của chính phủ sẽ gây áp lực lên các loại trái phiếu, khiến trái phiếu sụt giảm giá trị
• Rủi ro lạm phát: Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh
bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư vào tất cả trái phiếu khác điều chịu rủi ro lạm phát, vì mức lãi suất được cơng ty phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
• Rủi ro về tỷ giá: Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh hưởng của lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ. Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh tốn. Ví dụ, một nhà đầu
Luận văn thạc sĩ -Trang 46- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn.