Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 68 - 79)

Các giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy sàn GSTC ra đời

Thứ nhất: Tuyển chọn, thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Luận văn thạc sĩ -Trang 68- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Sàn giao sau tài chính chỉ có thể ra đời và phát triển khi những người làm công tác định hướng xây dựng và phát triển thị trường thấy được sự cần thiết phải xây dựng sàn giao sau tài chính ở Việt Nam. Vì vậy cần:

o Tuyển chọn người phù hợp, hiểu biết về các sản phẩm phái sinh. o Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, tính chun nghiệp, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngủ nhân sự .

o Có chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể, tập trung đào tạo đội ngũ quản lý, viên chức làm việc tại sàn.

o Đa dạng hóa các kênh đào tạo và phương thức đào tạo, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước giúp cán bộ thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

o Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia tài chính, ngân hàng trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc tại Việt Nam.

o Khuyến khích, giúp đỡ cá nhân tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghề nghiệp chuyên môn.

Thứ hai: Nghiên cứu nhằm nắm bắt xu hướng phát triển của sàn giao sau tài chính trên thế giới trong tương lai.

Sàn giao sau tài chính chỉ có thể ra đời và phát triển khi chúng ta nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường tài chính thế giới, chính xu hướng của thế giới cho ta cái nhìn đầy đủ về vai trị của thị trường giao sau tài chính trong phịng ngừa rủi ro, là động lực thúc đẩy Chính Phủ đẩy mạnh việc xây dựng sàn giao sau tài chính tại Việt Nam. Vì vậy cần đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu mơ hình sàn tài chính và xu hướng xây dựng sàn trên thế giới.

Thứ ba: Nâng cao nhận thức về TTGSTC, nhận thức thực sự về rủi ro và phòng ngừa rủi ro.

Luận văn thạc sĩ -Trang 69- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Chúng ta đã có nguồn lực với trình độ chun môn cao, phẩm chất đào đức phù hợp, chúng ta đã nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới ngày nay?. Bấy nhiêu đó chưa đủ để TTGSTC ra đời, mà chúng ta phải hiểu thực sự về TTGSTC, phải nhận thức thực sự về những rủi ro sẽ gặp phải nếu không mang sản phẩm phòng ngừa rủi ro vào thị trường, cả những rủi ro sẽ gặp khi đưa các sản phẩm phòng ngừa rủi ro vào này thị trường và thái độ phòng ngừa ro nghiêm túc. Nhận thức đầy đủ về rủi ro và những tổn thất cũng như có thái độ phịng ngừa rủi ro nghiêm túc khơng chỉ là nhận thức của một vài đối tượng mà phải là nhận thức của tất cả đối tượng trên thị trường.

Thái độ chủ quan, thờ ơ xem nhẹ cơng tác phịng ngừa rủi ro khơng những chỉ tồn tại trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cịn có ngay trong những tổ chức tài chính, ngân hàng ở Việt Nam. Vì vậy, Chính Phủ nên thường xun có cơng tác tun truyền giáo dục tư tưởng cho tất cả các đối tượng trên thị trường về tầm quan trọng của cơng tác phịng ngừa rủi ro, để nhận thức những rủi ro và phòng ngừa rủi ro trở thành tập quán khi tham gia đầu tư hay kinh doanh.

Thứ tư: Ưu tiên xây dựng các sản phẩm phòng ngừa rủi ro để bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường.

Nhận thực về rủi ro và phịng ngừa rủi ro khơng thơi vẫn chưa đủ, giải pháp tiếp theo nhằm thúc đẩy sự ra đời thị trường giao sau tài chính ở Việt Nam đó là Chính Phủ nên có chính sách ưu tiên xây dựng các sản phẩm quản trị rủi ro trên thị trường.

Khi một sản phẩm dịch vụ được vào thị trường đi kèm theo nó phải là sản phẩm quản trị rủi ro hay các phương án phòng ngừa rủi ro nào được sử dụng đi kèm với sản phẩm này để nhà đầu tư sử dụng, có như vậy mới tạo đươc thói quen cho các nhà tổ chức, thói quen cho NĐT. Có như vậy thị trường mới có thể phát triển một cách vững chắc, an toàn và bền vững. Ta thấy thị trường chứng khoán biến động liên tục trong thời gian qua, thị trường trái phiếu sơ khai, lãi suất, tỷ giá trên thị trường tiền tệ biến động nhiều khiến khơng ít nhà đầu tư trên thị trường thua lỗ

Luận văn thạc sĩ -Trang 70- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

trầm trọng, vẫn biết đầu tư là chấp nhận rủi ro, nhưng nếu tình trạng thua lỗ kéo dài mà vẫn khơng có sản phẩm phịng ngừa rủi ro nào ra đời, thì chắc chắn họ sẽ rời bỏ thị trường. Hơn ai hết nhà đầu cần được quan tâm chu đáo và thật sự, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực.

Thứ năm: Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường phái sinh, cho thị trường giao sau giao tài chính.

Luật chứng khốn của Quốc Hội nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Tại Điều 6 có nêu rằng: chứng khốn được thể hiện dưới các hình thức chứng chỉ, bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khoán. Tại Điều 7 quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường trường chứng khốn có nêu: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thục hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Uỷ ban chứng khoán nhà nước trực thuộc Bộ tài chính chịu trách nhiệm quản lý, giảm sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khốn và các tổ chức phụ trợ. Vì vậy nếu ta căn cứ và Bộ luật chứng khốn có thể

được hiểu rằng sàn giao dịch giao sau tài chính ra đời sẽ chịu sự quản lý của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Nên trong luận văn này, ta sẽ hiểu rằng uỷ ban quản lý giao sau tài chính là uỷ ban chứng khốn nhà nước.

Hiện tại chúng ta chưa có một bộ luật hồn chỉnh quy định rõ ràng về các sản phẩm phái sinh, vì vậy muốn thị trường này phát triển và cụ thể là sàn giao dịch giao sau tài chính ra được ra đời và phát triển sau đó, cần thiết phải ban hành một bộ luật hoàn chỉnh. Trên thế giới có những nước mà thị trường giao sau tài chính đã ra đời và phát triển, chúng ta nên tham khảo các bộ luật giao sau từ những nước này và vận dụng thích hợp vào Việt Nam ta. Nếu bộ luật giao sau tài chính khơng sớm ra đời thì những giải pháp trên cũng khơng thể phát huy tác dụng.

Luận văn thạc sĩ -Trang 71- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Thứ sáu: Tuyên truyền, quảng bá sàn GSTC nhằm thu hút sự quan tâm của NĐT

Trước khi sàn ra đời phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm bằng những buổi trao đổi, những bài viết chuyên môn rõ ràng dễ hiểu trên tất cả phương tiện thông tin: truyền hình, internet, tạp chí chun ngành, tạp chí…liên tục nhằm in sâu trong từng NĐT về sự ra đời của sàn GS cũng như kích thích NĐTtìm hiểu về sàn.

Thứ bảy: Phát triển thị trường tài chính

Thị trường cổ phiếu:

o Cần phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường: Bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần

hóa các doanh nghiệp, tổng công ty, ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thúc đẩy những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện niêm yết.

o Phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp: Bộ tài chính nên xem xét thực hiện phân

loại các cổ phiếu của tổ chức phát hành ( cả niêm yết lẫn chưa niêm yết ) thành 3 loại: Cổ phiếu loại A, cổ phiếu loại B, cổ phiếu loại C:

⋅ Cổ phiếu loại A: Bao gồm cổ phiếu của các công ty thuộc ngành trọng yếu mà Nhà nước cần thiết phải nắm quyền chi phối như: Bưu chính viễn thơng, Ngân hàng, Điện, Xăng dầu…Đối với loại cổ phiếu này tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nên quy định ở mức tối đa 30% vốn cổ phần.

⋅ Cổ phiếu loại B: Bao gồm cổ phiếu của những ngành mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối nhưng thuộc những ngành quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến những ngành khác như: xi măng, phân bón, xây dựng…thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa 49% vốn cổ phần.

⋅ Cổ phiếu loại C: Bao gồm cổ phiếu của các công ty thuộc những ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối và cần nhiều vốn

Luận văn thạc sĩ -Trang 72- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

đầu tư cũng như kinh nghiệm quản lý., hợp tác quốc tế như các ngành chế biến để xuất khẩu, du lịch, may mặc…thì khơng cần khống chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

o Phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh như: quyền chọn

mua, bán chứng khoán, hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, các sản phẩm từ chứng khốn hóa tài sản và các khoản nợ; hình thành và phát triển thị trường giao dịch giao sau cho các cơng cụ phái sinh; thị trường chứng khốn hóa các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng... ,

o Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường: Bằng cách

thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ... , nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngồi vào hoạt động.

o Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... tham gia vào thị trường. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút vốn dân cư tham gia; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo quy định.

o Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước: Nghiên cứu các

biện pháp kiểm sốt vốn chặt chẽ, cơng bố cơng khai cho nhà đầu tư và áp dụng khi có những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh hệ thống tài chính.

Thị trường trái phiếu:

o Sớm hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt nhằm tạo kênh huy động vốn, tăng tính thanh khoản: Tính chất của giao dịch trái phiếu khác với

giao dịch cổ phiếu. Phương thức giao dịch trái phiếu thường thiên về thỏa thuận chứ không phải khớp lệnh. Sự pha trộn giữa giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu như ở Việt Nam hiện nay sẽ cản trở sự phát triển của giao dịch trái phiếu, làm giảm tính thanh khoản của thị trường.

Luận văn thạc sĩ -Trang 73- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

o Khuyến khích phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên

nghiệp: Xếp hạng tín dụng sẽ là một tiêu chuẩn giúp các nhà đầu tư hay doanh nghiệp phát hành trong việc đánh giá rủi ro trái phiếu. Các nhà hoạch định chính sách nên hỗ trợ các công ty tư nhân tham gia vào hoạt động này chứ không phải chỉ là các doanh nghiệp nhà nước, như CIC hiện đang thu thập và công bố các thơng tín xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hay xếp hạng trái phiếu. Sự tham gia của các tổ chức xếp hạng không phải nhà nước này sẽ giúp hoạt động cung cấp thông tin được khách quan và hiệu quả hơn. Mơ hình thành lập cơng ty định mức tín nhiệm khu vực có thể được áp dụng một cách linh hoạt ở Việt nam, trong bối cảnh nguồn nhân lực của Việt nam trong lĩnh vực này còn yếu và thiếu.

o Đẩy mạnh sự phát triển của các nhà tạo lập thị trường: Các ngân hàng thương mại với thế mạnh tài chính vẫn là nhà tạo lập thị trường chính trên thị trường bên cạnh các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán. Các văn bản pháp luật cần được ban hành nhằm khuyến khích các ứng viên này trở thành nhà tạo lập thị trường.

o Đa dạng hóa các loại hình trái phiếu trên thị trường như trái phiếu

Chính phủ, trái phiếu đơ thị, trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt đa dạng hóa các

loại trái phiếu doanh nghiệp: Hiện tại, các trái phiếu doanh nghiệp được phát hành

có 2 loại chính: lãi suất cố định, trả lãi hàng năm (lãi suất coupon) và lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường, một số ngân hàng phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, chịu tác động ngày càng nhiều từ biến động kinh tế vĩ mơ trên thế giới, thì việc đảm bảo sự ổn định tương đối của giá trái phiếu là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Như việc phát hành trái phiếu có lãi suất đảm bảo bằng vàng, hay lãi suất thực được đảm bảo dương trong trường hợp lạm phát cao hay các sản phẩm phịng ngừa rủi ro lãi suất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu hay trái phiếu gắn với quyền mua (warrant). Các doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu sau một thời gian xác định với một tỷ lệ nhất định. Khi đó, cơ cấu

Luận văn thạc sĩ -Trang 74- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

vốn của doanh nghiệp sẽ thay đổi từ nợ sang vốn chủ sở hữu. Các trái chủ sẽ được chuyển đổi thành cổ đông, được quyền hưởng các thu nhập thặng dư của doanh nghiệp trong kinh doanh.

o Phát triển hệ thống các nhà đầu tư là các tổ chức trung gian tư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp: Bên cạnh ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các nhà đầu tư trong tương lai trên thị trường trái phiếu sẽ bao gồm các quỹ thị trường tiền tệ (money market fund), quỹ đầu tư trái phiếu, và đặc biệt là các quỹ hưu trí, quỹ hỗ tương. Đây là một trong các những thành viên tích cực của thị trường góp phần tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Các quỹ đầu tư sẽ tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ từ nhiều nhà đầu tư không chuyên, đầu tư vào danh mục các trái phiếu và cổ phiếu. Các quỹ có cơ hội tiếp cận thơng tin đầy đủ và chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư sẽ thực hiện việc mua bán trái phiếu kiếm lời. Đa dạng nhà đầu tư là các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường trái phiếu làm tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

Thị trường tiền tệ

Vừa qua NHNN tuyên bố sẽ điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2010

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)