Thị trường giao sau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 52 - 56)

Ở Việt Nam hiện nay thị trường giao sau đang ở giai đoạn sơ khai. Chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, mặc dù đây là sàn hàng hố có giao sau, khơng phải sàn về tài chính nhưng đây là sàn hàng hoá bài bản đầu tiên ở Việt Nam. Trọng tâm của việc tìm hiểu Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là để ta rút ra một vài nguyên nhân khiến cho Trung tâm chưa thu hút nông dân tham gia, từ đây ta cũng rút ra là bài học kinh nghiệm cho sàn giao sau tài chính.

Trước khi chúng ta thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Bn Ma Thuột thì Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) - là nhà trung gian giao dịch - là đơn vị đầu tiên trong cả nước được phép thí điểm loại dịch vụ hợp đồng giao sau cho mặt hàng cà phê. Hợp đồng giao sau cà phê Robusta giao dịch trên sàn LIFFE và NYBOT từ tháng 9 năm 2004 được Techcombank giới thiệu đến các doanh nghiệp là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro hữu hiệu. Đến nay Techcombank đã mở rộng sang một số mặt hàng khác như đậu tương và cao su, giao dịch qua hai sàn TOCOM và SICOM. Techcombank chỉ thực hiện hợp đồng giao sau cho pháp nhân được phép kinh doanh mặt hàng liên quan, chưa cung cấp dịch vụ này cho khách hàng cá nhân. Sau Techcombank ngày 26/5/2006, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV - là doanh nghiệp thứ 3 ở Việt Nam làm môi giới mua bán nông sản, được thực hiện dịch vụ hợp đồng giao sau trên thị trường hàng hố (Techcombak, BIDV, Cơng ty cổ phần mơi giới thương mại Á Châu (ATB)).

Một vướng mắc được nhiều DN Việt Nam phản ánh là việc tham gia các sàn giao dịch quốc tế cần tuân theo những thủ tục nào cũng chưa được đề cập trong khung pháp lý của Việt Nam. Tham gia trên sàn thế giới, DNVN chỉ là những nhà

Luận văn thạc sĩ -Trang 52- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

đầu tư nhỏ về tiềm lực tài chính. Bên cạnh đó, khả năng phân tích, tập hợp thơng tin về thị trường thế giới cũng có hạn. Một sàn giao dịch ở tại Việt Nam, do DN và cơ quan quản lý Việt Nam đứng ra tổ chức được kỳ vọng ra đời và mang lại những lợi ích lớn hơn đồng thời tránh được hiện tượng chảy máu ngoại tệ sang sàn quốc tế. Nhìn ra khu vực khi mà Nhật Bản có sàn giao dịch cao su, Thái Lan có sàn giao dịch Gạo, Malaysia có sàn dầu cọ, đậu nành và Việt Nam sẽ có sàn giao dịch cà phê là điều được mong đợi. Vậy là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời.

Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Bn Ma Thuột

Theo quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 04/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh DakLak thành lập TTGD cà phê Buôn Ma Thuột với tên giao dịch BuonMaThuot Coffee Exchange Center, viết tắt là BCEC, có trụ sở tại 153 Nguyễn Chí Thanh, Thành Phố Bn Ma Thuột. Sàn được thành lập với sự bảo trợ của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương), Uỷ ban nhân dân tỉnh DakLak.

Ngày 11/12/2008 TTGD cà phê Buôn Ma Thuột chính thức đi vào hoạt động. Khối lượng giao dịch: Tính đến ngày 17/4/2009, Trung tâm giao dịch cà phê Bn Ma Thuột đã thực hiện giao dịch theo hình thức khớp lệnh với tổng khối lượng giao dịch là 35 tấn, đạt giá trị gần 900 triệu đồng.

Mặc dù TTGD cà phê Buôn Ma Thuột ra đời khơng nằm ngồi mục tiêu bảo vệ người nơng dân Việt Nam mà cụ thể là người trồng cà phê chống lại rủi ro do biến động giá trên thị trường, rủi ro biến động giá có thể làm cho người nơng dân thua lỗ, thậm chí có thể trắng tay nhưng đến nay TTGD cà phê Buôn Ma Thuột vẫn chưa thu hút được người nông dân tham gia.

Luận văn thạc sĩ -Trang 53- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Bảng 2.2: Khối lượng giao dịch tại Trung tâm GD cà phê Buôn Ma Thuột

STT Ngày GD Khối lượng

GD Loại Loại cà phê Giá (VNĐ/ kg) Giá trị GD 1 23/3/2009 20 R2B 24.650 493.000.000 2 23/3/2009 10 R2B 24.650 246.500.000 3 08/4/2009 5 R2B 25.000 125.000.000 Tổng GD 35 864.500.000 (nguồn: http://www.bcec.vn)

Một vài nguyên nhân có thể nhìn thấy:

⋅ Người nơng dân chưa hiểu được hình thức bn bán mới mẻ này. Trung tâm mới chỉ tổ chức được một buổi hội thảo giới thiệu về quy trình giao dịch với gần 200 nơng dân, từ đó đến nay chưa có buổi giới thiệu nào.

⋅ Việc đăng ký làm thành viên cũng khơng được thuận lợi vì đa số nơng dân chỉ có 1-2 tấn thì rất khó để trở thành thành viên. Phải chứng minh được mình có từ 3 hécta cà phê trở lên, nếu khơng họ phải có 5 tấn cà phê nhân.

⋅ Khi trở thành thành viên giao dịch nơng dân cịn phải tuân thủ những quy định về ký gởi, chịu các khoản phí về kho bãi, vận chuyển và tham khảo cách thức giao dịch. Để hồn thành các quy trình và bán được cà phê người nông dân phải tốn khá nhiều thời gian.

Tóm lại: Mặc dù khi Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời chưa thu hút được nhiều người nông dân tham gia và một vài ngun chính được tìm thấy. Suy cho cùng TTGD cà phê ra đời cũng khơng nằm ngồi mục tiêu bảo vệ người nông dân chống lại rủi ro biến động giá. Dù TTGD cà phê chưa thu hút người nông dân tham gia như nhà tổ chức mong muốn, nhưng việc xây dựng TTGD là cần

Luận văn thạc sĩ -Trang 54- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

thiết, là đúng đắn, vấn đề là ta phải có giải pháp thích hợp để thu hút người nông dân tham gia vào thị trường này nhiều hơn, vì điều đó có lợi cho họ. Khi sàn giao dịch giao sau tài chính ra đời, thời gian đầu có thể sẽ vấp phải những khó khăn là chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia mà cụ thể là NĐT cá nhân, do giao dịch giao sau còn khá mới mẻ với nhiều người nhưng chúng ta phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này vì cuối cùng sàn GSTC ra đời cũng khơng nằm ngồi mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư, đáp ứng nhu cầu của họ và làm cho sản phẩm trên thị trường phong phú hơn phục vụ cho những đối tượng yêu thích rủi ro đầu cơ trên nó.

Thị trường cơng cụ phái sinh đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Giao dịch kỳ hạn là công cụ phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo Quyết Định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/2/1999. Các giao dịch được thực hiện trong các hợp đồng mua USD và VNĐ giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất khẩu hoặc với các NHTM khác được cho phép của NHNN. Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn ít khi được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ít phát triển, một phần là do những hạn chế vốn có của nó trong việc phịng chống rủi ro tỷ giá và do những hạn chế của NHNN. Vì thế các giao dịch kỳ hạn chủ chiếm 5%-7% khối lượng giao dịch của thị trường liên ngân hàng.

Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo Quyết Định số 430/QĐ- NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây là giao dịch thuận chiều giữa NHTM với NHNN, nó chỉ được thực hiện trong trường hợp NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VNĐ.

Theo Quyết Định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục NHTM và các TCTD, các doanh nghiệp được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VNĐ và ngoại tệ giữa các NH với DN vay vốn tại NH, giữa NH với DN vay vốn tại TCTD khác kể cả vay vốn nước ngoài, giữa các NH trong nước với nhau và

Luận văn thạc sĩ -Trang 55- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

giữa các NHTM trong nước với NHTM nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp hốn đổi lãi suất cho các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để hợp tác. Hiện có HSBC, Standard Chartered, Vietcombank, BIDV đang thực hiện nghiệp vụ hốn đổi lãi suất (swap).

Tóm lại thị trường phái sinh ở Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai, thị trường giao sau tài chính được tổ chức trên sàn giao dịch cũng chưa xuất hiện ở Việt Nam. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh nói chung là một thách thức khơng nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay. Khi mà rủi ro luôn luôn là người bạn đường của nhà đầu tư và ngày càng tăng trong quá trình hội nhập thì phát triển thị trường phái sinh nói chung được xem như lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro. Vì vậy tập trung phát triển thị trường phái sinh là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo kết quả khảo sát NĐT trên thị trường ta thấy NĐT luôn sợ rủi ro 68%, NĐT khơng biết gì về các sản phẩm PNRR là 74%, xu hướng của NĐT chắc chắn sử dụng SPPNRR trong tương lai là 18%, khi thị trường GSTC Việt Nam ra đời NĐT chắc chắn sẽ sử dụng sản phẩm là 26%. Qua kết quả khảo sát cho thấy NĐT trên thị trường thiếu hiểu biết về các SPPNRR và xu hướng trong tương lai về việc có sử dụng SP này vẫn rất dè dặt. Vì vậy, khi sàn giao sau tài chính ra đời ta phải chú trọng vào công tác đào tạo NĐT để họ hiểu về sản phẩm và sử dụng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)