Nhận thức về giao dịch giao sau tài chính

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 66 - 67)

Có nhiều quan niệm cho rằng thị trường sản phẩm phái sinh đã dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp, điều này thật sự không đúng. Thị trường phái sinh với những đặc tính của nó cho phép chuyển nhượng rủi ro từ những người ngại rủi ro sang những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Ví dụ, thị trường chứng khốn có thể tạo ra tài sản, một cơng ty có ý tưởng mới, cần vốn phát hành cổ phiếu ra công chúng, các nhà đầu tư mua cổ phiếu và cơng ty sử dụng nguồn vốn đó để phát triển và thương mại hố ý tưởng. Sau đó các khách hàng mua sản phẩm dịch vụ nên công ty thu được lợi nhuận, giá cổ phiếu tăng và mọi người trở nên giàu có hơn. Trái lại, trên thị trường sản phẩm phái sinh, lợi nhuận của một bên là khoản lỗ của bên cịn lại, thị trường khơng tạo thêm bất kỳ rủi ro nào cho nền kinh tế, nó chỉ đơn thuần cho phép chuyển rủi ro từ một nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác.

Những lo ngại về việc tham gia vào thị trường phái sinh tổn thất có thể lớn. Như chúng ta biết, sản phẩm phái sinh được dùng để quản trị rủi ro và khi kinh doanh phải đương đầu với rủi ro, có những rủi ro là có thể chấp nhận được, có những rủi ro là khơng thể chấp nhận được và vì vậy phải được quản trị. Khi quản trị rủi ro ta phải xác định được những cái được và cái mất khi quản trị, phải nhận thức

Luận văn thạc sĩ -Trang 66- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

rõ từng sản phẩm phái sinh, lợi ích và những tổn thất trước khi tham gia, phân tích đặc tính của từng loại sản phẩm và bắt đầu ra quyết định.

Các sản phẩm phái sinh có thể được ra đời tại Việt Nam, có thể phát triển, có thể thành cơng tuỳ thuộc rất lớn vào việc nhận thức về sản phẩm, nếu như cho rằng nó có thể giúp ích cho các đối tượng trên thị trường thì khả năng nó được hình thành, sẽ phát triển vững vàng là chắc chắn. Vì vậy, để thị trường giao sau được hình thành và phát triển ở Việt Nam thì các bên liên quan phải nhận thức rõ về giao dịch giao sau, đó là Chính Phủ - là nhà hoạch định chính sách, là sở giao dịch giao sau, là khách hàng - nhà đầu tư trên thị trường. Cả ba đối tượng này đóng vai trị quan trọng đối với sự ra đời và phát triển thị trường giao sau. Nhà hoạch định chính sách khơng nhận thức rõ về giao sau thì thị trường giao sau khơng thể ra đời được chứ chưa nói đến nhà đầu tư có am hiểu về giao dịch này hay khơng.

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)