Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thị trường giao sau có tổ chức tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 58 - 62)

tại Việt Nam

Thứ nhất: Có khả năng tạo ra lợi nhuận khổng lồ, cũng có thể làm giảm rủi ro

Trong những năm gần đây, thị trường giao sau tài chính gây được nhiều sự

chú ý vì nó có khả năng tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho những nhà đầu cơ và vì vậy mà nó gây ra một mức độ rủi ro cao. Tuy nhiên thị trường này cũng có thể làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư, cho tổ chức tài chính và cơng ty. Hợp đồng giao sau tài chính khơng chỉ cho phép đầu cơ trên giá cả chứng khốn mà cịn phịng ngừa sự biến động của giá cả. Những nhà đầu cơ trong thị trường giao sau tham gia vào những vị thế để có được lợi nhuận từ những mong đợi sẽ có sự thay đổi giá trong tương lai. Những người phòng ngừa tham gia vào những vị thế để làm giảm sự biến động trong tương lai của lãi suất hay giá cổ phiếu. Nhiều nhà phòng ngừa nắm giữ một lượng lớn danh mục cổ phiếu hay chứng khoán tham gia vị thế giao sau để phịng ngừa rủi ro. Khơng những vậy, những nhà đầu cơ cịn cung cấp tính thanh khoản cho thị trường.

Bảng 2.3: Vai trò của giao sau tài chính đối với tổ chức tài chính trung gian/ nhà đầu tư

Tổ chức tài chính trung gian/

nhà đầu tư Tham gia giao sau để

Ngân hàng thương mại - Phòng ngừa chống lại rủi ro lãi suất Tổ chức tiết kiệm - Phòng ngừa chống lại rủi ro lãi suất

Công ty chứng khoán

- Thực hiện giao dịch giao sau cho những cá nhân và cơng ty.

- Phịng ngừa cho danh mục của họ chống lại những rủi ro lãi suất và giá cả chứng khoán.

Luận văn thạc sĩ -Trang 58- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Quỹ hỗ tương - Đầu cơ trên thị trường giao sau cổ phiếu hay đầu cơ trên sự biến động của giá cả

Quỹ hưu bỗng

- Phòng ngừa danh mục của họ chống lại những biến động của thị trường chứng khốn và phịng ngừa biến động lãi suất

Nhà đầu tư cá nhân - Phòng ngừa chống lại rủi ro biến động giá khi họ mua hay nắm giữ cổ phiếu.

Thứ hai: Chức năng hiện giá của chứng khoán

Chức năng chủ yếu của giá giao sau là chức năng hiện giá của chứng khoán cơ sở cộng với kỳ vọng giá cả điều chỉnh bởi ngày thanh tốn. Vì vậy đối với nhà nước, TTGS trở thành một công cụ để nhà nước quản lý, bằng việc quan sát diễn biến trên TTGS nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết và phát triển kinh tế. Thơng qua TTGSTC nhà nước có cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất hoặc các chỉ số chứng khoán trong tương lai gần được thể hiện trong TTGS, giúp cho nhà nước kịp thời đưa ra những chính sách bảo vệ nền tài chính quốc gia. Ngồi ra, việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lãnh vực được mua bán, sự thay đổi giá cả, thơng tin…trên TTGS có ý nghĩa rất lớn trong việc thống kê thương mại, dựa vào số liệu thống kê đó, nhà nước thực hiện việc quản lý kinh tế được hiệu quả hơn. Và cùng với nguồn dữ liệu thống kê được trong quá khứ sẽ giúp cho nhà nước có cơ sở đưa ra được những dự đốn trong tương lai, chủ động đối phó với những tình huống xấu.

Thứ ba: Làm giảm rủi ro tín dụng, tăng tính thanh khoản cho thị trường Thị trường giao sau được tổ chức trên sàn giao dịch, sàn giao dịch những

hợp đồng giao sau cụ thể. Hợp đồng giao sau có các đặc trưng là thanh toán hàng ngày, yêu cầu ký quỹ, thanh toán bù trừ, hợp đồng chuẩn hoá, được giao dịch trên một sàn giao dịch, đã là giảm rủi ro tín dụng và làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, điều mà ở thị trường OTC khơng có được.

Luận văn thạc sĩ -Trang 59- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Thứ tư: Sự phát triển lớn mạnh của TTSPPS trên thế giới, xu hướng hội nhập quốc tế và tồn cầu hố địi hỏi phải cho ra đời các sản phẩm QTRR

Hầu hết các nước trên thế giới đều đã và đang nỗ lực xây dựng và phát triển TTGS - chúng ta có thể thấy hầu hết các nước đều tổ chức sàn giao sau ở phần phụ lục. Do xu hướng hội nhập quốc tế và tồn cầu hố nên hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khơng cịn bị giới hạn trong phạm vi quốc gia mà là đa ngành và toàn cầu. Điều này cho thấy các đối tượng trên thị trường tài chính phải đối phó với nhiều nguồn rủi ro.

Thứ năm: Tổ chức và nhà đầu tư trên thị trường đông đảo

“Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và ổn định thì tiềm năng của TTPS là rất lớn. Hiện nay Việt Nam có trên 7.000 doanh nghiệp có quy mơ từ 30-50 tỷ đồng. Khi doanh nghiệp nay phát triển thì nhu cầu phái sinh là rất cao”. Trần Hà Nguyên

– Chuyên gia của viện chiến lược phát triển”

Không những vậy, trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhà đầu tư là cá nhân rất đông đảo, nhà tổ chức cần nắm bắt tất cả những cơ hội của thị trường bán lẻ.

Thứ sáu: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu nhiều rủi ro

Chúng ta đã tìm hiểu những rủi ro nhà đầu phải đối diện trên thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu cho thấy một lần nữa sự cần thiết phải xây dựng TTGSTC có tổ chức tại Việt Nam.

Thứ bảy: Lãi suất, tỷ giá nhiều bất ổn

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam những năm qua, do thị trường tài chính, ngân hàng đang trong quá trình cải tổ, sắp xếp lại để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên có những lúc lãi suất liên tục thay đổi trong thời gian ngắn. Điển hình như trong thời điểm cuối tháng 2/2008, ở thị trường liên ngân hàng có một vài giao dịch chấp nhận mức lãi suất lên tới 40%. Rủi ro lãi suất phát sinh trong hoạt động tín dụng và đầu tư của doanh nghiệp, của cá nhân và của chính các ngân hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập kỳ vọng từ tài sản sinh lãi hay chi phí kỳ vọng của nguồn vốn huy động phải trả lãi. Theo thống kê, những năm trước đây tỷ giá giữa VND/USD

Luận văn thạc sĩ -Trang 60- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

thường khá ổn định, nhưng sang năm 2008, tỷ giá VND/USD biến động khác thường, liên tục giảm trong 3 tháng đầu, tăng liên tục trong 3 tháng sau.

Vì vậy mà phịng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá có vai trị rất quan trọng, những hợp đồng giao sau lãi suất hay hợp đồng giao sau ngoại tệ cho phép ta phịng ngừa được những rủi ro này.

Tóm lại: Thị trường phái sinh ở Việt Nam đã được hình thành nhưng chỉ ở giai đoạn sơ khai, sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức khơng nhỏ trong q tình hội nhập khi mà rủi ro ngày càng gia tăng và luôn đồng hành với nhà đầu tư trên thị trường. Phát triển thị trường phái sinh nói chung và thị trường giao sau tài chính nói riêng có ý nghĩa quan trọng, nó như là một lá chắn nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.

Kết luận chương II

Qua chương II, chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm khi xây dựng sàn giao sau tài chính tại Việt Nam qua việc tìm hiểu sàn giao dịch CME ở Mỹ và sàn CFFEX ở Trung Quốc. Chúng ta đã thấy những rủi ro cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ cũng như thực trạng của thị trường phái sinh tại Việt Nam.

Những ưu điểm của thị trường giao sau tài chính mà chúng ta đã tìm hiểu trong chương I và rủi ro trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ mà chúng ta đã tìm hiểu ở chương II này đã cho ta thấy được định hướng trong tương lai Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển sàn giao dịch giao sau tài chính.

Tham gia đầu tư trên thị trường không thể không đương đầu với rủi ro, nhưng rõ ràng là thái độ chấp nhận tất cả những rủi ro cho dù có những rủi ro ta có thể phịng tránh được là điều khơng nên, ta khơng nên đồng tình với những ai có tư tưởng này. Ủng hộ, khuyến khích, nâng cao nhận thức về rủi ro, chủ động phòng ngừa rủi ro và sử dụng tất cả những sản phẩm phòng ngừa rủi ro là điều mà tất cả chúng ta nên làm.

Luận văn thạc sĩ -Trang 61- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Chương III:

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)