Hợp đồng giao sau lãi suất

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 94 - 100)

5 bước để thực hiện phòng ngừa vị thế bán/ vị thế mua mà có khả năng

3.5.3 Hợp đồng giao sau lãi suất

Những tổ chức tài chính trung gian có thể phân loại tài sản có và tài sản nợ của họ bằng độ nhạy cảm của giá trị thị trường đối với sự biến động lãi suất. Sự khác nhau giữa mức độ nhạy cảm của tài sản có và mức độ nhạy cảm của tài sản nợ của một tổ chức tài chính trung gian được biểu thị qua rủi ro lãi suất. Trong dài hạn, tổ chức trung gian đều phải cố gắng cấu trúc lại tài sản có và tài sản nợ của họ để cân bằng với mức độ nhạy cảm của lãi suất. Trong ngắn hạn, tổ chức trung gian phải xem xét sử dụng giao sau tài chính để phịng ngừa sự biến động của lãi suất. Những loại tổ chức tài chính sử dụng giao sau tài chính để phịng ngừa rủi ro lãi suất bao gồm những công ty cầm cố, nhà buôn bán chứng khoán, những ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm, quỹ hưu bổng và những công ty bảo hiểm.

Sử dụng giao sau lãi suất để phòng ngừa vị thế bán: Hầu hết những tổ

chức tài chính trung gian thường sử dụng giao sau lãi suất để phòng ngừa vị thế bán. Xem xét một ngân hàng thương mại hiện nay mắm giữ một số lượng lớn trái phiếu và cố định dài hạn lãi suất nợ vay. Nguồn tiền chính của nó là từ tiền gởi ngắn hạn. Ngân hàng sẽ đa dạng hoá những tác động bất lợi nếu lãi suất tăng trong tương lai gần bởi vì tài sản nợ thì nhạy cảm với lãi suất hơn tài sản có. Mặc dù ngân hàng tin rằng đầu tư vào trái phiếu là phù hợp trong đầu tư dài hạn, Ngân hàng dự đoán rằng lãi suất sẽ tăng tạm thời. Vì vậy, nó phịng ngừa chống lại rủi ro lãi suất bằng

Luận văn thạc sĩ -Trang 94- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

cách bán giao sau những trái phiếu có những đặc tính giống như những trái phiếu nó đang nắm giữ, vị thế giá giao sau sẽ thay đổi với những trái phiếu này. Một chiến lược có thể sử dụng là bán giao sau T-bond bởi vì biến động giá của T-bonds là cao hơn với biến động trong giá trái phiếu công ty. Nếu lãi suất tăng như mong đợi, giá trị thị trường của trái phiếu công ty đang tồn tại mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ giảm. Sự giảm sút này có thể được bù trừ bởi những tác động thuận lợi của vị thế giao sau. Ngân hàng đã chốt giá mà tại đó có thể sẽ bán T-bonds. Nó có thể mua T- bonds tại mức giá thấp hơn để thanh tốn hợp đồng giao sau (bởi vì giá trị của T- bonds sẽ giảm) và có được lợi nhuận từ việc bắt buộc thực hiện hợp đồng giao sau của nó. Mặc khác, nó cũng có thể bù trừ vị thế bán bằng việc mua những hợp đồng giao sau giống với loại mà nó đã bán trước đó.

Giả định: Cơng ty bảo hiểm A có kế hoạch cần tiền mặt trong 6 tháng tới

bằng cách bán T-bond đang nắm giữ là $5.000.000 tại thời điểm này.

Dự đốn: Lãi suất có thể sẽ tăng qua 3 tháng tới, điều này có thể giảm giá trị thị trường của T-bonds tại thời điểm mà công ty bán.

Chiến lược: Để đối phó với điều có thể xảy ra này, A dự định bán giao sau

T-bond, nó bán 50 hợp đồng giao sau T-bond với tổng giá trị là $5.000.000 ($100.000/hợp đồng) với giá bằng 98,5% giá trị. Giả định rằng giá thực của những hợp đồng giao sau giảm bằng 94,50% giá trị, bởi vì có sự gia tăng trong lãi suất. A có thể đóng vị thế bán giao sau bằng cách mua những hợp đồng giao sau cùng với cái mà nó đã bán.

Kết quả: Nếu nó mua 50 hợp đồng giao sau T-bond tại mức giá 94,50%, lợi

nhuận của nó trên hợp đồng giao sau sẽ:

Giá bán : $98.500 (98,50% x $100.000)

Giá mua :-$94.500 (94,50% x $100.000)

Lợi nhuận : $4.000 (4,00% x $100.000)

A đã có một vị thế với 50 hợp đồng giao sau, vì thế tổng lợi nhuận từ vị thế của nó sẽ là $200.000 ($4.000/hợp đồng x 50 hợp đồng). Lợi nhuận trên vị thế hợp đồng giao sau này sẽ giúp bù trừ sự suy giảm giá trị thị trường của trái phiếu mà A

Luận văn thạc sĩ -Trang 95- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

đang nắm giữ. A cũng sẽ kiếm được một khoản lời trên vị thế của nó bằng cách mua cùng một hợp đồng giao sau trước ngày thanh toán. Nếu lãi suất tăng cao hơn qua 6 tháng, giá trị thị trường của T-bonds mà A đang nắm giữ sẽ giảm. Tuy nhiên, giá của hợp đồng giao sau trái phiếu sẽ giảm một mức lớn hơn, tạo ra một khoản lời lớn hơn từ vị thế bán trong giao sau T-bond. Nếu lãi suất giảm, giá giao sau sẽ tăng, dẫn đến một sự tổn thất trên vị thế giao sau của A. Nhưng nó sẽ được bù trừ bởi một khoản lời trong giá trị thị trường của những trái phiếu mà A đang nắm giữ.

Khó khăn lớn nhất là tổ chức/ cá nhân không thể biết được khi nào phòng ngừa rủi ro lãi suất sẽ mang lợi ích trong tương lai bởi vì họ khơng thể ln ln dự đốn đúng khuynh hướng lãi suất trong tương lai.

Phịng ngừa chéo: Những tổ chức tài chính trung gian đơi khi muốn phịng

ngừa rủi ro lãi suất mà khơng thể có được những hợp đồng giao sau lãi suất phù hợp. Trong trường hợp này, họ cố gắng xác định những hợp đồng giao sau mà sự biến động của giá trị thị trường của chúng có quan hệ mật thiết với những tài sản mà họ nuốn phòng ngừa. Sử dụng một hợp đồng giao sau trên một cơng cụ tài chính này để phịng ngừa vị thế trong một cơng cụ tài chính khác được gọi là phịng ngừa chéo (cross-hedging). Lợi ích của phòng ngừa chéo phụ thuộc vào mức độ tương quan giữa giá trị thị trường của hai cộng cụ tài chính. Nếu giá của trái phiếu cơ sở của hợp đồng giao sau biến động mật thiết với trái phiếu được phịng ngừa, hợp đồng giao sau có thể đem lại sự phịng ngừa hiệu quả. Ví dụ, một tổ chức tài chính trung gian có thể tham gia vị thế bán trong hợp đồng giao sau T-bond để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho một danh mục trái phiếu công ty. T-bond và trái phiếu công ty giống nhau về độ nhạy cảm biến động lãi suất (giả định là kỳ hạn và coupon là giống nhau). Tuy nhiên, sự biến động trong điều kiện tín dụng có thể chia cắt mối liên quan giữa giá T-bond và trái phiếu cơng ty bởi vì giá cả có thể tác động khác nhau bởi những điều kiện kinh tế mà nó tác động làm mất khả năng chi trả. Ví dụ, tin tức báo hiệu sự suy thối có thể là nguyên nhân nhà đầu tư biến đổi từ trái phiếu công ty thành T-bond. Trong khoảng thời gian này, giá trị thị trường của danh mục trái phiếu cơng ty của tổ chức tài chính có thể giảm, trong khi giá T-bond đang tăng.

Luận văn thạc sĩ -Trang 96- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Vì vậy, bán giao sau trái phiếu T-bond để phịng gnừa chống lại sự sụt giảm tạm thời trong giá trị thị trường của danh mục trái phiếu công ty sẽ khơng có hiệu quả. Thậm chí, khi hợp đồng giao sau có sự tương quan cao với danh mục đã được phòng ngừa, giá trị của hợp đồng giao sau có thể thay đổi bởi tỷ lệ phần trăm cao hay thấp hơn giá trị của danh mục. Nếu giá trị của những hợp đồng giao sau ít biến động hơn giá trị danh mục, phòng ngừa sẽ yêu cầu một số lượng lớn hợp đồng giao sau. Ví dụ, giả định rằng mỗi phần trăm biến động trong giá giao sau, giá trị của danh mục biến động là 1,25%. Trong trường hợp này, giá trị của hợp đồng giao sau hồn tồn phịng ngừa danh mục là 1,25 lần.

Sử dụng giao sau lãi suất để phòng ngừa vị thế mua: Một vài tổ chức tài

chính trung gian/ cá nhân sử dụng phịng ngừa vị thế bán để làm giảm sự biến động lãi suất. Ví dụ một tổ chức có kế hoạch mua trái phiếu dài hạn trong vài tháng. Nếu họ dự đoán rằng giá trái phiếu sẽ tăng trước khi họ mua, họ có thể sẽ mua giao sau T-bond. Những hợp đồng này sẽ chốt mức giá T-bonds có thể được mua, bất chấp những gì xảy ra cho đến khi họ mua trái phiếu thực sự.

Phòng ngừa Net Exposure: Bởi vì hợp đồng giao sau lãi suất gây ra chi phí

giao dịch, họ chỉ sử dụng để phòng ngừa Net Exposure, phản ánh sự khác nhau giữa vị thế tài sản có và vị thế tài sản nợ. Xem xét một ngân hàng có $300.000.000 tài sản có trong dài hạn và $220.000.000 tổng giá trị tài sản nợ cố định lãi suất. Nếu lãi suất tăng, giá trị thị trường của tài sản có trong dài hạn sẽ giảm, nhưng ngân hàng sẽ có lợi từ lãi suất cố định trên $220.000.000 tiền nợ trong dài hạn. Vì vậy, net exprosure chỉ là $80.000.000. Vì vậy, các tổ chức tài chính trung gian sẽ tập trung phòng ngừa net exposure của $80.000.000 bằng việc phòng ngừa vị thế bán.

Đầu cơ trên hợp đồng giao sau lãi suất: Giả sử nhà đầu tư:

Dự đoán: Tháng 2, nhà đầu tư X dự đoán lãi suất sẽ giảm qua tháng 3. Nếu

kỳ vọng này là đúng, thì giá trị thị trường của T-bill sẽ tăng.

Chiến lược: Nhà đầu tư gọi cho nhà trung gian và mua hợp đồng giao sau T-bill. Giả định giá hợp đồng T-bill là 94,00 (giảm giá 6%) và giá T-bill ngày thanh

Luận văn thạc sĩ -Trang 97- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

toán tháng 3 là 94,90 (giảm giá 5.1%). B có thể chấp nhận giao hàng T-bill và bán nó cao hơn mức X đã trả.

Kết quả: Bởi vì giao sau T-bill hiện tại có giá trị là $1.000.000, lợi nhuận

của chiến lược này là:

Giá bán : $949.000 (94,90% x $1.000.000)

Giá mua :- 940.000 (94,00% x $1.000.000)

Lợi nhuận : $9.000 (0,9% x $1.000.000)

Trong ví dụ này, nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ chiến lược này bởi vì lãi suất giảm từ khi nhà đầu tư tham gia vào vị thế giao sau cho đến ngày thanh toán. Ngược lại, nếu lãi suất tăng qua trong thời gian này, giá của T-bill vào ngày thanh toán sẽ giảm xuống 94,00 (tác động của khoảng giảm giá dưới 6%) và nhà đầu tư sẽ nhận một khoảng lỗ. Giả sử rằng, giá T-bill vào ngày thanh toán tháng 3 là 92.50 (biểu thị một khoảng chiết khấu 7.5%). Trong trường hợp này, lợi nhuận từ chiến lược đầu cơ của nhà đầu tư là lỗ:

Giá bán : $925.000 (92,50% x $1,000,000)

Giá mua :-$940.000 (94,00% x $1,000,000)

Lợi nhuận :-$ 15.000 (-1,50% x $1,000,000)

Bây giờ giả sử rằng, tháng 2 nhà đầu tư đã dự đoán lãi suất sẽ tăng vào tháng 3.

Chiến lược: Nhà đầu tư bán hợp đồng giao sau T-bill với một ngày thanh toán tháng 3, bắt buộc nhà đầu tư cung cấp T-bill cho người mua vào ngày giao hàng.

Kết quả: Khi giá T-bill giảm vào tháng 3, nhà đầu tư có khả năng có được

T-bill tại mức giá thị trường thấp hơn mức giá mà anh ấy bắt buộc phải bán nó. Ngược lại ln ln có rủi ro, nếu lãi suất sẽ biến động ngược lại với sự mong đợi. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ phải trả một mức giá trị trường T-bill cao hơn mức giá mà anh ấy bán nó.

Luận văn thạc sĩ -Trang 98- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Tác động của địn bẩy: Thơng tường, từ khi nhà đầu tư sử dụng một khoản

ký quỹ ban đầu để tham gia vào vị thế giao sau, tỷ suất sinh lợi từ việc đầu cơ lãi suất sẽ tác động lên mức độ liên quan của địn bẩy tài chính. Tỷ suất sinh lợi được mở rộng đáng kể khi xem xét sự tương quan một khoản ký quỹ nhỏ được duy trì bởi nhiều nhà đầu tư. Trong ví dụ trên, nhà đầu tư kiếm được một khoản lợi nhuận là $9.000 trên một hợp đồng giao sau, lợi nhuận này là 0,9% trên giá trị một hợp đồng là $1.000.000. Giả sử khoản ký quỹ ban đầu của nhà đầu tư là $10.000; lợi nhuận $9.000 biểu hiện một tỷ suất sinh lợi là 90% qua một khoảng thời gian ít hơn 2 tháng anh ấy duy trì trong vị thế giao sau. Địn bẩy tài chính làm tăng tỷ suất sinh lợi dương, nó cũng làm tăng những tổn thất. Trong ví dụ trên nhà đầu tư đã mất $15.000 trên một hợp đồng giao sau, anh ấy sẽ mất 100% khoản ký quỹ ban đầu và sẽ yêu cầu thêm tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ khi giá trị của vị thế giao sau đã bắt đầu sụt giảm.

Hầu hết người mua và người bán hợp đồng giao sau không thực sự thực hiện hay chấp nhận giao hàng những cơng cụ tài chính, thay vào đó, họ thực hiện bù trừ vị thế vào ngày thanh tốn. Ví dụ, những nhà đầu cơ mua hợp đồng giao sau T- bill sẽ bán cùng số hợp đồng giao sau T-bill vào ngày thanh toán. Bởi vì, bây giờ họ sở hữu một hợp đồng để nhận T-bill và một hợp đồng để giao hàng T-bill. Lợi nhuận hay tổn thất trong những vị thế giao sau phụ thuộc vào giá giao sau tại thời điểm mua, giá giao sau tại thời điểm bán. Nếu giá của trái phiếu biểu thị trong hợp đồng giao sau tăng trong một khoảng thời gian, những nhà đầu cơ ban đầu mua giao sau lãi suất sẽ có khả năng trả giá giao sau thấp hơn giá mà họ bán giao sau. Vì vậy, lợi nhuận dương sẽ có và số tiền lời đạt được sẽ phụ thuộc vào mức độ biến động trong giá của tài sản cơ sở. Xem xét tình trạng ngược lại, bán giao sau, sau đó mua giao sau vài tháng sau đó để bù trừ vị thế bán ban đầu. Nếu giá trái phiếu tăng trong thời gian này, hợp đồng để bán giao sau sẽ bị một giá thấp hơn hợp đồng mua giao sau sau đó. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ chịu một khoản lỗ. Giả định rằng nhà đầu tư đã mua một hợp đồng giao sau T-bill tại mức giá 90,00. Một tháng sau, nhà đầu cơ bán

Luận văn thạc sĩ -Trang 99- GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

nó cùng một hợp đồng giao để đóng vị thế. Tại thời điểm này, hợp đồng giao sau là 92,312%/ giá trị. Lợi nhuận đạt được là:

Giá bán : $92.312 (92,312% x $1,000,000)

Giá mua :-$90.000 (90,00% x $1,000,000)

Lợi nhuận : $2.312 (2,312% x $1,000,000)

Khi vị thế ban đầu là bán hợp đồng giao sau, mua hợp đồng giao sau cùng loại sẽ đóng vị thế. Ví dụ, giả định rằng đầu nhà đầu cơ tham gia một vị thế bán ban đầu, một khoản lỗ $2,312 sẽ là kết quả từ việc đóng vị thế bán một tháng sau đó. Tham gia đóng vị thế khi mà họ mong đợi rằng tỗn thất lớn hơn sẽ xảy ra nếu vị thế không được đóng. Nếu vị thế bán (Short position) khơng được đóng trước ngày thanh toán, nhà đầu tư tham gia vào vị thế đó bị bắt buộc phải giao hàng.

Một phần của tài liệu Chương 1: KHÁI QUÁT về sản PHẨM CÔNG cụ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)