4. Kết cấu của đề tài
2.3. Khách hàng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng chi nhánh
Cà Mau
2.3.1. Hoạt động huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng
Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng tại Vietinbank Cà Mau
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Huy động vốn cuối kỳ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 20,378,839 100% 32,199,499 100% 26,161,628 100% Cá nhân, HGĐ 13,572,307 66.60% 24,310,622 75.50% 20,249,101 77.40% DN vừa và nhỏ 1,772,959 8.70% 3,413,147 10.60% 2,851,617 10.90% DN lớn 5,033,573 24.70% 4,475,730 13.90% 3,060,910 11.70%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cà Mau
Theo số liệu từ Phịng khách hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương Cà Mau tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm vừa qua đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là huy động vốn từ khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng với tỷ trọng lần lượt qua 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 66.6%, 77.5%, 77.4%. Với lợi thế địa hình cư dân đông đúc, hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi nên hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân trong thời gian qua không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, năm 2012 do ảnh hưởng của chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nên con số này sụt giảm nhẹ. Trong khi đó huy động vốn từ khách hàng là doanh nghiệp lớn có sự sụt giảm qua 3 năm. Khác với các doanh nghiệp lớn, hoạt động huy động vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng vào năm 2011 và có sự giảm nhẹ vào năm 2012, do trong năm 2011 và
2012 tình hình kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp này đã lựa chọn phương án an toàn và có lợi nhất cho họ là gửi tiền vào các ngân hàng thương mại. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng có nhiều chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân, dân cư, hộ gia đình. Điều đó có được cũng là do ngân hàng có nhiều cố gắng và tích cực chủ động trong cơng tác huy động vốn, đi đôi với việc chăm sóc khách hàng thường xuyên nên góp phần giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.
2.3.2. Hoạt động cho vay theo đối tƣợng khách hàng và ngành nghề kinh doanh Bảng 2.6: Dƣ nợ theo theo đối tƣợng khách hàng và ngành nghề kinh doanh tại
Vietinbank Cà Mau
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ
trọng I. Theo đối tượng
khách hàng 35,067,920 100% 55,563,230 100% 24,369,240 100% Cá nhân, HGĐ 3,892,539 11.10% 5,778,576 10.40% 8,407,388 34.50% DN vừa và nhỏ 8,135,757 23.20% 21,558,533 38.80% 7,700,680 31.60% DN lớn 23,039,623 65.70% 28,226,121 50.80% 8,261,172 33.90% II. Theo ngành nghề 35,067,920 100% 55,563,230 100% 24,369,240 100% Ngành nông nghiệp 490,951 1.4% 444,506 0.8% 779,816 3.2% Ngành thủy, hải sản 16,902,737 48.2% 30,004,144 54.0% 9,552,742 39.2% Ngành công nghiệp, xây dựng 6,838,244 19.5% 6,556,461 11.8% 6,725,910 27.6% Ngành thương mại, dịch vụ 10,169,697 2.0% 17,780,234 32% 6,116,679 25.1% Ngành khác 666,290 1.9% 777,885 1.4% 1,194,093 4.9%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cà Mau
Về cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng, ta thấy khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm, đặc biệt, năm 2010 tổng dư nợ đối với doanh nghiệp chiếm đến 88.9%, trong khi dư nợ đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ vô cùng khiêm tốn 11.1%. Tuy nhiên, cơ cấu này ngày càng được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân và giảm dần tỷ trọng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm cân bằng tỷ trọng ngày càng hợp lý hơn.
Xét cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh, ta thấy khách hàng trọng tâm của ngân hàng vẫn là khách hàng kinh doanh ngành nghề thủy, hải sản và ngành công nghiệp, xây dựng. Hai ngành này chiếm tỷ trọng hơn 65% trong tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012, trong đó ngành thủy, hải sản là chiếm tỷ lệ cao nhất. Các ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ và các ngành khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu dư nợ của Vietinbank Cà Mau. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong cơ dư nợ theo ngành nghề kinh doanh tại Ngân hàng. Mặc dù ngành thủy hải sản là ngành mũi nhọn tại Cà Mau và cũng là ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao, trong điều kiện thuận lợi thì đây là một lợi thế lớn đối với ngân hàng khi tập trung cho vay đối với ngành nghề này. Tuy nhiên, khi các ngành này gặp khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản đối mặt với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thì Vietinbank Cà Mau cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
2.4. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng chi nhánh Cà Mau trong quá trình hoạt động kinh doanh