Thống kê mô tả các mong đợi của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia tăng sự hài lòng của khách hàng thuê biệt thự tại chi nhánh công ty TNHH một thành viên an phú TPHCM (Trang 67)

Tiêu chí Số mẫu GTTB STC-3 104 3.346 SDU-2 107 3.355 SDC-2 106 3.462 STC-4 104 3.500 SDU-1 107 3.542 SHH-2 105 3.590

55

4.2.1.2 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng

Sự tin cậy

Bảng 4.3: Thống kê mơ tả các thang đo sự tin cậy

Tiêu chí Số mẫu GTTB

STC-1 104 4.144 STC-2 104 3.788 STC-3 104 3.346 STC-4 104 3.500

Kết quả bảng thống kê mô tả về sự tin cậyđạt ở mức trên trung bình bởi giá trị trung bình (mean: 3.694). Cụ thể các biến STC-1 APSC bàn giao biệt thự và cung cấp các dịch vụ đúng thời gian theo đúng như hợp đồng đã ký (GTTB: 4.144); STC-2: APSC quan tâm tới các yêu cầu và phàn nàn của khách hàng (GTTB: 3.788); STC-3: Các dịch vụ được thực hiện hiệu quả ngay từ lần đầu tiên (GTTB: 3.346); STC-4: Nhân viên APSC thông báo tới quý khách rõ ràng và chính xác khi nào các dịch vụ được thực hiện (GTTB: 3.500).

Alpha = 0.7899

Sự đáp ứng

Bảng 4.4: Thống kê mô tả các thang đo sự đáp ứng

Tiêu chí Số mẫu GTTB

SDU-1 107 3.542 SDU-2 107 3.355 SDU-3 107 3.775 SDU-4 107 4.355

Sự đáp ứng được khách hàng đánh giá trên mức trung bình bởi GTTB (mean: 3.757). Cụ thể như sau: SDU-1: các cơng việc bảo trì, sửa chữa được thực

56

APSC có định hướng dịch vụ (GTTB: 3.775); SDU-4: Nhân viên APSC thân thiện và lịch sự (GTTB: 4.355).

Alpha = 0.7348

Sự đảm bảo

Bảng 4.5: Thống kê mô tả các thang đo sự đảm bảo

Tiêu chí Số mẫu GTTB SDB-1 106 3.905 SDB-2 106 3.754 SDB-3 106 4.405 SDB-4 106 4.669 SDB-5 106 4.603

Sự đảm bảo được khách hàng đánh giá cao nhất với GTTB: 4.267. Cụ thể như sau: SDB-1: Khách hàng tin cậy APSC bởi thái độ của nhân viên (GTTB: 3.905); SDB-2: Nhân viên APSC được đào tạo và có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc (GTTB: 3.754); SDB-3: Khách hàng cảm thấy an tâm bởi sự an ninh và an toàn tại APSC (GTTB: 4.405); SDB-4: Quý khách tận hưởng cuộc sống tại APSC bởi không gian xanh, sạch và bầu khơng khí trong lành (GTTB: 4.669); SDC-5: Các khu vực công cộng như công viên, hồ bơi, sân quần vợt sạch sẽ và gọn gàng (GTTB: 4.603).

Alpha = 0.7111

Sự đồng cảm

Bảng 4.6: Thống kê mô tả các thang đo sự đồng cảm

Tiêu chí Số mẫu GTTB

SDC-1 106 4.113 SDC-2 106 3.462

Sự đồng cảm được đánh giá trên mức trung bình. GTTB: 3.787. Cụ thể như sau: SDC-1: Thời gian hoạt động các dịch vụ của APSC tạo thuận lợi cho khách

57

hàng (GTTB: 4.113); SDC-2: Nhân viên APSC luôn suy nghĩ về các phản ảnh của khách hàng (GTTB: 3.462).

Alpha = 0.705

Các phương tiện vật chất hữu hình

Bảng 4.7: Thống kê mơ tả các thang đo phương tiện vật chất hữu hình

Tiêu chí Số mẫu GTTB SHH-1 105 4.504 SHH-2 105 3.590 SHH-3 105 4.123 SHH-4 105 4.400 SHH-5 105 4.323

Các phương tiện vật chất hữu hình mà APSC đang sở hữu được khách hàng đánh giá khá cao GTTB: 4.188. Cụ thể như sau: SHH-1: APSC có vị trí đắc

địa (gần trường quốc tế, cửa hàng, nhà hàng, cộng đồng người nước ngoài) và cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu khách hàng (GTTB: 4.504); SHH-2: Mỗi biệt thự là một cơng trình kiến trúc đẹp (GTTB: 3.590); SHH-3: Các phương tiện giải trí tại câu lạc bộ thể thao đạt tiêu chuẩn cao cấp (GTTB: 4.123); SHH-4: Trẻ em có mơi trường tốt để phát triển (GTTB: 4.400); SHH-5: Việc bố trí các trang thiết bị giải trí giúp khách hàng cảm thấy thoải mái (GTTB: 4.323).

Alpha = 0.7930

4.2.1.3 Kết quả thang đo sự hài lòng của khách hàng

Bảng 4.8: Thống kê mô tả các thang đo sự hài lịng của khách hàng

Tiêu chí Số mẫu GTTB

SHL-1 111 4.018 SHL-2 111 4.459

58

Quý khách vẫn hài lòng về chất lượng dịch vụ tại APSC (GTTB: 4.018); SHL-2:

Quý khách sẵn sàng giới thiệu với bạn bè: APSC là nơi lựa chọn lý tưởng cho phong cách sống đẳng cấp cao (GTTB: 4.459).

Alpha = 0.7705

4.2.2 Đánh giá thang đo

4.2.2.1 Cronbach’s alpha

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Cụ thể là tương quan tương quan chính trong nội tại các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến do khách hàng đánh giá. Phương pháp này giúp cho người phân tích dữ liệu loại bỏ những biến khơng phù hợp và phịng ngừa việc để lọt các biến rác vào mơ hình nghiên cứu . Mục đích là để biết được chính xác độ biến thiên cũng như mức độ lỗi của của các biến. Cụ thể chỉ những biến có Hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item- Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có Hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và đủ điều kiện để đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu, dẫn theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2). Kết quả Bảng 4.1 cho thấy kết quả phân tích độ tin cậy như sau:

Điều kiện các biến quan sát có Hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0.3 và Cronbach’s alpha > 0.6. Căn cứ vào kết quả phân tích thì tất cả 20 biến của 5 thang đo chất lượng dịch vụ, cộng với 2 biến của thang đo sự hài lòng khách hàng trong nghiên cứu này đều đạt điều kiện để đưa vào phân tích tiếp theo.

4.2.2.2 Phân tích nhân tố:

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng có độ kết dính cao khơng và chúng có thể gom gọn lại thành một số

59

nhân tố ít hơn để xem xét khơng. Những biến không đủ điều kiện sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số thống kê trong phân tích EFA cần quan tâm như sau:

• Một hệ số cần quan tâm trong phân tích nhân tố đó là hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn giữa 0.5 và 1 (0.5<KMO<1) là đủ điều kiện để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, trang 31).

• Kiểm định Barlett dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig. ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tập 2, trang 32).

• Ngồi ra, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0.45 để đảm bảo độ hội tụ giữa các biến. Điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố, và tổng phương sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2). Khi thực hiện phân tích nhân tố trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp trích (Extraction method) là rút các thành phần chính – Principal components cùng với phương pháp xoay các nhân tố (Rotation) Varimax. (Vui lòng xem Phụ lục 3).

60

Bảng 4.9: Kết quả KMO và Bartlett’s Test lần 1

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.868 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 929.865

df 190

Sig. .000

Kết quả Bảng 4.9trên cho thấy KMO = 0,868 đủ điều kiện, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett cũng đạt.

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1

Rotated Component Matrix(a)

Component 1 2 3 4 SDB2 .800 SDB1 .768 SDU3 .705 SDU1 .698 STC3 .665 STC4 .601 SDU2 .594 SDB3 .512 SHH3 .805 SDB5 .724 SDU4 .587 SHH2 .581 STC1 .785 STC2 .736 SDC2 .544 SDC1 .480 SHH1 .774 SHH4 .766 SHH5 .606 SDB4 .452

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 7 iterations.

Căn cứ vào kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 như trên, ta nhận thấy có 2 biến quan sát và SDC1và SDB4 có hệ số tải nhân tố < 0.5 nên bị loại. Chạy phân tích nhân tố khám phá lần 2 ta được kết quả như sau:

61

Bảng 4.11: Kết quả KMO và Bartlett’s Test lần 2

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.870 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 845.437

df 153

Sig. .000

Kết quả Bảng 4.11 trên cho thấy hệ số KMO = 0.870 lớn hơn lần 1 (KMO = 0.868) và mức ý nghĩa cũng đủ điều kiện.

Bảng 4.12: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2

Rotated Component Matrix(a)

Component 1 2 3 4 SDB2 .768 SDB1 .767 SDU3 .687 SDU1 .671 STC3 .661 SDU2 .624 SDU4 .574 STC4 .564 SDB3 .533 STC1 .797 STC2 .758 SDC2 .571 SHH3 .819 SDB5 .752 SHH2 .568 SHH1 .790 SHH4 .779 SHH5 .630

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 9 iterations.

Bảng 4.12 trên cho thấy kết quả phân tích nhân tố khám phá cuối cùng sau khi loại 2 biến rác cho thấy còn 4 nhân tố có tổng phương sai trích được tăng lên 65.973% (Phụ lục 4), và cả 4 nhóm yếu tố có Eigenvalue vẫn đạt điều kiện, đồng thời các biến quan sát trong 4 nhóm đều có hệ số tải nhân tố > 0.5.

62

Do vậy, sau khi kiểm định và loại những biến rác thì thang đo chất lượng dịch vụ còn lại 18 biến quan sát thuộc 4 thành phần. Do đó thang đo chất lượng dịch vụ được điều chỉnh theo kết quả kiểm định EFA như sau:

Nhóm 1: SDB2, SDB1, SDU3, SDU1, STC3, SDU2, SDU4, STC4, SDB3. Nhóm 2: STC1, STC2, SDC2.

Nhóm 3: SHH3, SDB5, SHH2. Nhóm 4: SHH1, SHH4, SHH5.

Diễn giải cụ thể như sau:

Sự đáp ứng (Responsiveness):

1 Nhân viên APSC được huấn luyện và có khả năng giải quyết công việc.

2 Quý khách tin tưởng APSC bởi chính thái độ của nhân viên 3 Nhân viên APSC có định hướng khách hàng

4 Các công việc sửa chữa, bảo trì được làm nhanh và hiệu quả 5 Các dịch vụ được thực hiện hiệu quả ngay từ lần đầu tiên

6 Nhân viên APSC có thể giao tiếp với khách hàng bằng Tiếng Anh. 7 Nhân viên APSC thân thiện và lịch sự

8 Nhân viên APSC báo cho quý khách rõ ràng và chính xác khi nào các dịch vụ được thực hiện

9 Quý khách cảm thấy thoải mái, thư giãn bởi an ninh và an toàn khi ở tại APSC

Sự tin cậy (Reliability):

10 APSC bàn giao biệt thự và cung cấp các dịch vụ đúng thời gian như đã ký trong hợp đồng cho thuê.

11 APSC quan tâm tới các yêu cầu và phàn nàn của quý khách 12 Nhân viên APSC luôn suy nghĩ tới phản hồi của quý khách

63

Sự đảm bảo(Assurance):

13 Các tiện ích giải trí như hồ bơi, sân quần vợt, phịng gym, phòng tắm hơi đạt tiêu chuẩn cao cấp.

14 Các khu vực công cộng (công viên, hồ bơi, sân quần vợt) sạch sẽ gọn gàng

15 Mỗi biệt thự là một cơng trình kiến trúc đẹp

Phương tiện vật chất hữu hình (Tangibles)

16 APSC có vị trí “đắc địa” gần các trường, cửa hàng, nhà hàng và trong cộng đồng người nước ngoài sinh sống và cơ sở vật chất liên tục được nâng cấp để phục vụ yêu cầu của quý khách.

17 APSC là nơi trẻ em có đầy đủ cơ sở vật chất để phát triển thể chất và tinh thần.

18 Quý khách cảm thấy thoải mái và thuận tiện bởi sự sắp xếp khoa học các tiện ích phục vụ nhu cầu giải trí tại APSC.

4.2.2.3 Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha lần 2

Sự đáp ứng: Mean = 3.7735

STT Tương quan biến tổng 1 0.7963 2 0.7091 3 0.6980 4 0.6885 5 0.6090 6 0.5670 7 0.6685 8 0.5651 9 0.4049

64

Sự tin cậy: Mean = 3.7876

STT Tương quan biến tổng 10 0.5719 11 0.7145 12 0.5641 Alpha = 0.7752 Sự đảm bảo: Mean = 4.099

STT Tương quan biến tổng 13 0.6400

14 0.4014 15 0.3831

Alpha = 0.6538

Phương tiện vật chất hữu hình: Mean = 4.4057

STT Tương quan biến tổng 16 0.5758

17 0.7301 18 0.6316

Alpha = 0.7993

Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha lần 2 cho thấy thang đo chất lượng dịch vụ sau kiểm định EFA. Kết quả cho thấy: 4 thành phần chất lượng dịch vụ đều thỏa điều kiện với hệ số Cronbach’s alpha thấp nhất là 0.6538, và các tương quan biến tổng của 18 biến quan sát cũng đạt yêu cầu, hệ số thấp nhất cũng đạt 0.3831.

4.2.2.4 Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng:

Phân tích nhân tố khám phá thang đo mức độ hài lòng khách hàng, tổng phương sai trích được đạt khá cao 82.10% (Bảng 4.13). Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.9. Như vậy hai biến quan sát của thang đo mức độ hài lòng của khách hàng đều đạt điều kiện cho phân tích tiếp theo.

65

Bảng 4.13: Bảng kết quả tổng phương sai trích và chỉ số Eigenvalue của thang đo mức độ hài lòng của khách hàng

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 1.642 82.101 82.101 1.642 82.101 82.101

2 .358 17.899 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 4.14: Bảng kết quả EFA của thang đo mức độ hài lòng

Component Matrix(a) Componen t 1 SHL2 .906 SHL1 .906

Extraction Method: Principal Component Analysis. a 1 components extracted.

Hai biến quan sát trong nhóm sự hài lịng của khách hàng khơng thay đổi và đạt tiêu chuẩn kiểm định. Vậy các số liệu cịn lại sau khi chạy phân tích nhân tố khám phá đủ điều kiện và được sử dụng cho phần chạy hồi quy để đánh giá kết quả nghiên cứu .

4.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 4.3.1 Phân tích hồi quy: 4.3.1 Phân tích hồi quy:

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (SỰ HÀI LÒNG) và các biến độc lập (SỰ ĐÁP ỨNG, SỰ TIN CẬY, SỰ ĐẢM BẢO, PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT HỮU HÌNH). Hay nói cách khác phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

66

Phương trình hồi quy tuyến tính bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố có dạng:

Yi = β0 + β1 X 1i + β2 X 2i + β3 X 3i + β4 X 4i + ei

Trong đó:

Yi : Sự hài lòng của khách hàng tại quan sát thứ i X 1i → X 5i :Giá trị biến độc lập tại quan sát thứ i

β0 → β5 : Hệ số hồi quy riêng phần

ei : Biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.

(Nguồn: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tập 1, trang 236). Kết quả phân tích hồi quy ở Bảng 4.17.

4.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Các hệ số cần quan tâm:

• Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Sử dụng R2 điều chỉnh là vì R2 điều chỉnh có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mơ hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mơ hình. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1).

• Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp của các biến độc lập. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1).

• Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gia tăng sự hài lòng của khách hàng thuê biệt thự tại chi nhánh công ty TNHH một thành viên an phú TPHCM (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)