Bộ máy quản lý cho vay mua nhà của các chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay mua nhà ở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Phú Thọ (Trang 32 - 33)

1.2. Quản lý cho vay mua nhàở tại chi nhánh ngân hàng thương mại

1.2.3. Bộ máy quản lý cho vay mua nhà của các chi nhánh ngân hàng

lòng của khách hàng.

1.2.3. Bộ máy quản lý cho vay mua nhà của các chi nhánh ngân hàngthương mại thương mại

Xây dựng bộ máy quản lý cho vay mua nhà phù hợp nhằm đạt được mục tiêu quản lý CVMN. Hiện nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại có nhiều hình thức bộ máy quản lý nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết bộ máy quản lý chi nhánh ngân hàng thương mại được chia làm các phòng/ ban như sau:

- Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc chi nhánh, Phó Giám đốc chi nhánh.

- Phịng kiểm sốt rủi ro: Kiểm sốt các thơng tin nội bộ, kiểm sốt hoạt động của chi nhánh ngân hàng.

- Phòng kinh doanh: Thực hiện chức năng kinh doanh, mang lại lợi nhuận và các lợi ích về cho chi nhánh ngân hàng.

- Phịng kế tốn và quỹ: Thực hiện các chức năng còn lại.

Bộ máy quản lý cho vay mua nhà có thể khác nhau giữa các NHTM, cơ cấu tổ chức có thể phân chia theo các khâu của quy trình cho vay (từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm soát sau cho vay, xử lý nợ), theo địa bàn nơi khách hàng đóng trụ sở/có cơ sở sản xuất kinh doanh, theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng,… Việc tổ chức cơ cấu bộ máy thực hiện kế hoạch cho vay cần đảm bảo gọn nhẹ, linh hoạt, nhân sự bố trí có trình độ chun môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết trong công tác cho vay như kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,… Khi đã xác định bộ máy thực thi kế hoạch cho vay mua nhà, các NHTM thường phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích giữa các bộ phận chủ chốt và bộ phận phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch cho vay mua nhà.

Để quản lý cho vay mua nhà có hiệu quả, các NHTM cần có sự phối hợp của các bộ phận khác nhau bên trong và bên ngoài ngân hàng. Sự phối hợp bên trong là sự phối hợp giữa các bộ phận trực tiếp trong công tác cho vay (bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận giải ngân,...) và các bộ phận hỗ trợ (kế tốn giao dịch, quản trị rủi ro...). Ngồi ra, NHTM cũng cần phối hợp các sở ban ngành, các cơ quan chính quyền địa phương… nhằm truyền thơng về các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ về mặt thông tin, văn bản, chế độ, chính sách... về cho vay mua nhà của ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay mua nhà ở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Phú Thọ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w