2.1. Khái quát về Sacombank chi nhánh Phú Thọ và sản phẩm cho vay mua
2.1.1. Khái quát về Sacombank chi nhánh Phú Thọ
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 21/12/1991, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, ngày 22/02/2011, Sacombank Chi nhánh Phú Thọ được thành lập dựa trên cơ sở được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và tiềm năng khai thác tại được nhìn nhận và đánh giá là thuận lợi cho sự phát triển của chi nhánh và là tiền đề để phát triển các chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh Phía Bắc.
Trải qua nhiều thăng trầm cùng sự phát triển của đất nước, của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, sau đề án tái cơ cấu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận năm 2017, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín - Chi nhánh Phú Thọ là một trong những Chi nhánh đóng vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và là một chi nhánh lớn của hệ thống Sacombank khu vực Miền Bắc. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín - Chi nhánh Phú Thọ có trụ sở chính tại số 1482 Đại lộ Hùng Vương - Phường Gia Cẩm - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Tên đầy đủ tiếng Việt là: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín - Chi nhánh Phú Thọ. Tên đầy đủ tiếng Anh là: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank – Phu Tho Branch.
Mặc dù được thành lập muộn hơn nhiều so với các NHTM khác, song Sacombank Phú Thọ đã khẳng định được vị thế của một thương hiệu mạnh, có uy tín, từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, song
hành cùng các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh làm tốt công tác huy động vốn, cho vay phát triển sản xuất, cho vay tiêu dùng, cho vay nâng cao chất lượng dịch vụ y tế…
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Chi nhánh
Đặc biệt, Sacombank CN Phú Thọ hoạt động theo mơ hình giao dịch mới với phong cách hiện đại và lấy khách hàng làm trọng tâm. Tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank Phú Thọ gồm Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung, Phó giám đốc phụ trách cơng tác kế toán ngân quỹ - hành chính và trực tiếp phụ trách phịng kế tốn ngân quỹ, phụ trách nghiệp vụ tín dụng và trực tiếp phụ trách phịng giao dịch và các phòng kinh doanh.
Sơ đồ tổ chức bộ máy và mạng lưới của Sacombank Phú Thọ như sau: GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHĨ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHỊNG TỔ CHỨC PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ MÈ PHỊNG KIỂM SỐT RỦI RO PHỊNG HÀNH CHÍNH PHỊNG GIAO DỊCH THANH THỦY PHỊNG CÁ NHÂN PHỊNG KẾ TỐN NGÂN QUỸ PHỊNG DOANH NGHIỆP BẢO VỆ VÀ TẠP VỤ
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới của Sacombank Phú Thọ
Nguồn: Sacombank Phú Thọ, 2020
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban:
+ Giám đốc: Điều hành mọi mặt hoạt động của chi nhánh theo phân quyền và ủy quyền của ban Tổng giám đốc.
+ Phó Giám đốc (2 người): Hỗ trợ Giám đốc chi nhánh điều hành hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch theo phân quyền, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh. Chỉ đạo hoạt động của phòng giao dịch trực thuộc.
+ Phịng Kế tốn & quỹ: Xử lý các nghiệp vụ giao dịch phát sinh, thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ, quản lý cơng tác kế tốn, cơng tác hành chính và an tồn kho quỹ, tham mưu đề xuất điều hành chi phí, nguồn vốn, thanh khoản....
+ Phịng Kiểm sốt rủi ro: Trực tiếp quản lý tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động, tổ chức cơng tác kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng, ngân quỹ và các hoạt động khác trong tồn chi nhánh.
+ Phịng Tổ chức: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh;…
+ Phịng Hành chính: tham mưu cho ban giám đốc trong việc dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh và dự đốn tình hình kinh doanh, thực hiện các thủ tục văn bản giấy tờ của Chi nhánh.
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp Giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp phù hợp với quy định của NHNN và Sacombank.
chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là các cá nhân phù hợp với quy định của NHNN và Sacombank,…
+ Các phòng giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch
trực tiếp với khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiền gửi, cho vay, sản phẩm tiện ích của Ngân hàng đến với khách hàng. Quản lý và chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên.
Tình hình nhân sự của Sacombank Phú Thọ trong giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1.Tình hình nhân sự của Sacombank Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị tính: Người Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Theo độ tuổi: 48 49 50 51 52 - Dưới 30 tuổi 14 15 15 15 15 - Từ 30 – 50 tuổi 27 26 27 28 29 - Trên 50 tuổi 7 8 8 8 8 2. Theo giới tính: 48 49 50 51 52 - Nam 19 20 21 22 23 - Nữ 29 29 29 150 29 3. Theo trình độ: 48 49 50 51 52 Thạc sĩ 2 2 3 4 5 Đại học 39 40 40 40 40 Cao đẳng trở xuống 7 7 7 7 7 Cộng 48 49 50 51 52 Nguồn: Sacombank Phú Thọ, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
Qua số liệu của bảng trên cho thấy số lượng nhân lực của Sacombank Phú Thọ trong giai đoạn này ít biến động. Đến ngày
31/12/2020, tổng số nhân lực của Sacombank Phú Thọ là 52 người, trong đó có 5 thạc sĩ, 40 đại học và 7 người có trình độ cao đẳng trở xuống.
Cơ cấu nhân sự của Sacombank Phú Thọ theo độ tuổi cho thấy, nhân sự của Ngân hàng chủ yếu là độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, đây là lực lượng lao động có kinh nghiệm, nhưng lại hạn chế về sức khỏe và nhanh nhạy trong việc nắm bắt các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy theo độ tuổi cho thấy đội ngũ nhân lực của Chi nhánh đang có xu hướng gì hóa. Trình độ đội ngũ nhân sự của Sacombank Phú Thọ chủ yếu là đại học và trên địa học, chất lượng nhân lực của Chi nhánh ngày càng tăng lên trong giai đoạn 2016 - 2020.
2.1.1.3. Tình hình hoạt động cho vay và kết quả kinh doanh của Chi nhánh
- Tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh:
Tại Sacombank Phú Thọ hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu và cũng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho Chi nhánh. Trong những năm qua, với kết quả huy động vốn khá tốt tạo nên Sacombank Phú Thọ luôn đáp ứng được nhu cầu cấp vốn cho khách hàng cá nhân cũng như những doanh nghiệp trên địa bàn, giúp họ mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.Tình hình cho vay của Sacombank Phú Thọ trong giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay của Sacombank Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 1. Tổng dư nợ cho vay Tỷ đồng 1.678,5 1.791,1 1.919,1 2.297,7 2.785,4 2. Mức tăng trưởng Tỷ đồng - 112,6 128,0 378,6 487,7 3. Tốc độ tăng trưởng
dư nợ cho vay % - 6,7 7,1 19,7 21,2
Nguồn: Sacombank Phú Thọ, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
Mặc dù trong giai đoạn 2016 – 2020 nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khă, đặc biệt năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhưng dư nợ cho vay tại Chi nhánh vẫn tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể tại thời điểm 31/12/2020, tổng dư nợ tại Chi nhánh là 2.785,4 tỷ đồng, tăng
lên 487,7 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,2% so với 31/12/2019. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của Chi nhánh cả giải đoạn là 13,7%.
Dư nợ cho vay tăng là do định hướng phát triển của Sacombank Phú Thọ là tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ giữa cũng cố thắt chặt mối quan hệ với bạn hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút các khách hàng mới, các dự án có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Để tăng cường hoạt động cho vay, Sacombank Phú Thọ đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Đồng thời đưa ra các chiến lược để thu hút khách hàng mới như tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng các mối quan hệ bạn hàng.
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay của Sacombank Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Tiêu chí Tổng
Theo thời hạn Theo đối tượng khách hàng Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổ chức Cá nhân Năm 2016 Giá trị 978,50 393,5 585,0 739,9 238,6 Tỷ trọng (%) 100,00 40,2 59,8 75,6 24,4 Năm 2017 Giá trị 1.033,90 411,1 622,8 768,0 265,9 Tỷ trọng (%) 100,00 39,8 60,2 74,3 25,7 Năm 2018 Giá trị 1.394,70 552,6 842,1 1.150,2 244,5 Tỷ trọng (%) 100,00 39,6 60,4 82,5 17,5 Năm 2019 Giá trị 1.965,80 745,3 1220,5 1.609,6 356,2 Tỷ trọng (%) 100,00 37,9 62,1 82,5 17,5 Năm 2020 Giá trị 2.327,60 874,9 1452,7 1.876,7 450,9 Tỷ trọng (%) 100,00 37,6 62,4 80,6 19,4 Nguồn: Sacombank Phú Thọ, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn cho thấy: tại Sacombank Phú Thọ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng vào năm 2020, cụ thể năm 2018 tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn ở mức 60,4% và năm 2019 là
62,1%, năm 2020, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên đạt 62,4%. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng các khoản cho vay trung hạn và dài hạn là do thời gian qua Sacombank chi nhánh Phú Thọ phát triển mạnh các hoạt động cho vay tiêu dùng. Phần lớn hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay trung hạn và dài hạn. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay phù hợp với định hướng của Sacombank theo yêu cầu của nguồn vốn hiện có của hệ thống, bên cạnh đó cũng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế Phú Thọ và sự đầu tư của các ngân hàng trên địa bàn.
Cơ cấu dư nợ cho vay cuối kỳ theo đối tượng khách hàng cho thấy tại Chi nhánh dư nợ cho vay doanh nghiệp, tổ chức chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên năm 2020, tỷ trọng dư nợ cho vay tổ chức có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể năm 2018 và 2019 tỷ lệ dư nợ cho vay tổ chức là 82,5%, sang năm 2020 giảm xuống còn 80,6%. Tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân năm 2020 có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng 19,4%. Do năm 2020 nền kinh tế Phú Thọ chịu ảnh hưởng chung của dịch Covid 19 nên các doanh nghiệp vay vốn hoạt động kind doanh ít hơn. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn một phần là do Chi nhánh luôn phối hợp chặt chẽ với khách hàng nhằm kịp thời tháo gỡ những phát sinh, vướng mắc trong quá trình giải ngân cho vay, và một phần là do Sacombank Phú Thọ là ngân hàng thương mại cổ phần, cơ chế cho vay linh hoạt và thơng thống do vậy dễ hấp dẫn khách doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Kết quả kinh doanh của Chi nhánh:
Trong giai đoạn 2016 – 2020 mặc dù môi trường cạnh tranh đầy thách thức, phải chia xẻ thị phần với nhiều tổ chức tín dụng mới thành lập trên địa bàn, chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực cố gắng của cán bộ nhân viên Chi nhánh nên lợi nhuận trước thuế của Sacombank Phú Thọ vẫn đạt được kết quả khả quan. Tình hình lợi nhuận của Sacombank Phú Thọ như sau:
2016 2017 2018 2019 2020 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 17.9 19.5 25.2 29.7 48.8
Hình 2.2. Lợi nhuận của Sacombank Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020
Nguồn: Sacombank Phú Thọ, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Phú Thọ là ổn định và phát triển qua các năm. Lợi nhuận của Chi nhánh biến động tăng từ 17,9 tỷ đồng năm 2016 lên 48,8 tỷ đồng năm 2020. Việc tăng trưởng đồng đều trên tất cả các mặt hoạt động tạo điều kiện cho Chi nhánh đa dạng hố các loại hình sản phẩm, dịch vụ, hướng tới mơ hình Ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập và phát triển bền vững. Hi vọng trong thời gian tới với sự chỉ đạo điều hành hoạt động hết sức linh hoạt, quyết liệt của Ban lãnh đạo Chi nhánh, thực hiện chủ trương hoạt động tín dụng cẩn trọng, an toàn và hiệu quả cũng như phát huy các thế mạnh về cho vay đối tượng KHDN và KHCN nên Chi nhánh sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn.