2.2. Thực trạng quản lý cho vay mua nhàở tại Sacombank chi nhánh Phú Thọ
2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý cho vay mua nhàở tại Sacombank chi nhánh
nhánh Phú Thọ
Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý cho vay mua nhà tại Sacombank Phú Thọ được phân chia cho các phòng ban theo sơ đồ sau:
Hình 2.3: Bộ máy quản lý cho vay mua nhà của Sacombank Phú Thọ
Nguồn: Sacombank Phú Thọ 2020
- Giám đốc chi nhánh: Phối hợp với các Phó Giám đốc hoạch định chiến lược quản lý cho vay mua nhà. Là người quyết định cuối cùng trong việc ban hành các chính sách cũng như quy trình cho vay mua nhà của chi nhánh, đồng thời là người đưa ra các phán quyết tín dụng đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng chi nhánh với tư cách là Chủ tịch các Hội đồng: Hội đồng tín dụng; Hội đồng xử lý tài sản; Hội đồng bán nợ; Hội đồng giảm miễn lãi...
- Phó giám đốc phụ trách mảng cá nhân: Là người quyết định, đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm với phán quyết của mình đối với các khoản cho vay của khách hàng cá nhân vay mua nhà trong thẩm quyền được Giám đốc ủy quyền. Đồng thời là thành viên các Hội đồng: Hội đồng tín dụng; Hội đồng xử lý tài sản; Hội đồng bán nợ; Hội đồng giảm miễn lãi...
- Phịng cá nhân có trách nhiệm trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách phòng cá nhân Phòng kiểm sốt rủi ro Phịng kế tốn và ngân quỹ Phòng cá nhân PGD Thanh Thủy PGD Chợ Mè
giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân nói chung và khách hàng vay mua nhà nói riêng. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cho vay mua nhà, quản lý các sản phẩm cho vay mua nhà phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Sacombank. Phòng Cá nhân chịu trách nhiệm trước giám đốc Chi nhánh về thẩm định khách hàng, giới hạn tín dụng, đề nghị cấp tín dụng; Theo dõi hoạt động của khách hàng cá nhân vay mua nhà, có trách nhiệm đốc thúc khách hàng thanh toán nợ khi nợ đến hạn, quản lý, khai thác, xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay; quản lý theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
- Phịng Kế tốn và ngân quỹ: tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu tiền mặt cho các khách hàng vay mua nhà; quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Sacombank Phú Thọ; thực hiện cơng tác quản lý văn phịng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Sacombank.
- Phịng Kiểm sốt rủi ro: thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, hồ sơ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến cho vay mua nhà để kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót trong hoạt động cho vay mua nhà bảo đảm an toàn hiệu quả.
Để quản lý CVMN có hiệu quả, cơng tác tổ chức cán bộ trong quản lý điều hành của bộ máy quản lý CVMN của Chi nhánh cũng được nêu cao. Chi nhánh đã bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực sở trường đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ hài hòa giữa cán bộ làm tốt với các cán bộ cịn chậm, chưa có nhiều kinh nghiệm. Thực hiện nghiêm túc chế độ điều động luân chuyển sắp xếp cán bộ theo quy định của
Sacombank.
Trong ban giám đốc có sự phân cơng hợp lý các lĩnh vực, mảng nghiệp vụ, giúp cho sự phối hợp trong Ban giám đốc nhịp nhàng, linh hoạt, các đồng chí trong Ban giám đốc phát huy được sở trường, thế mạnh của mình trong lĩnh vực chun mơn được giao quản lý điều hành.
Nhìn chung, bộ máy quản lý CVMN của Sacombank Phú Thọ hiện nay được tổ chức khoa học, việc phân cơng chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban của Chi nhánh. 100% cán bộ thuộc bộ máy quản lý CVMN của Chi nhánh đều tốt nghiệp đại học trở lên, tuy nhiên chất lượng đội ngũ cán bộ thuộc bộ máy này chưa đồng đều, môt vài cán bộ khơng đúng chun ngành phân tích báo cáo tài chính, thẩm định nên trong cơng tác thẩm định khách hàng cịn xẩy ra sai sót, dẫn đến cịn tình trạng chưa đánh giá chính xác năng lực của khách hàng cá nhân vay mua nhà.