Chỉ tiêu độ nhạy rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 31 - 35)

1.2. Tồng quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2.4.6. Chỉ tiêu độ nhạy rủi ro thị trường

Các ngân hàng bị thu hút vào việc đa dạng hóa các hoạt động, tất cả điều đó kéo theo một hoặc nhiều hơn các khía cạnh của rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường là rủi ro do thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ do sự thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái. Một tỷ lệ đầu tư cao vào tài sản khơng ổn định có thể báo hiệu một sự nguy hiểm cao đối với những thay đổi bất thường về giá của những tài sản này. Nhìn chung, các thành phần có liên quan đến rủi ro thị trường là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

Rủi ro về lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.

Tại bất cứ thời điểm nào, ngân hàng có thể tự bảo vệ trước những thay đổi

của lãi suất bằng cách đảm bảo cân bằng sau:

Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất = Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất Trong đó:

- Tài sản nhạy cảm lãi suất là những tài sản có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi: các khoản cho vay sắp đến hạn, các khoản cho vay và chứng khốn có lãi suất thả nổi,…

- Nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh

theo điều kiện thị trường: tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi mang lãi suất thả nổi,… Khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất không cân bằng, khe hở nhạy cảm lãi suất được hình thành.

* Khe hở nhạy cảm lãi suất:

Khe hở nhạy cảm

lãi suất (R) = Giá tr

ị tài sản

nhạy cảm lãi suất –

Giá trị nợ nhạy

- Trường hợp R = 0 (giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất bằng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất): khi lãi suất tăng hay giảm cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

- Trường hợp R > 0 (giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất): khi lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng và ngược lại

- Trường hợp R < 0 (giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất): khi lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm và ngược lại

Kết luận chương 1

Trong chương 1 đề tài tổng hợp và trình bày tổng quan cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại, trong đó xác định các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại, khái niệm hiệu quả kinh doanh và trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại; qua đó nêu rõ vai trị, ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, đề tài trình bày cụ thể 6 nhóm chỉ tiêu của phương pháp

CAMELS sử dụng trong việc phân tích tính an tồn và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay, bao gồm:

- Chỉ tiêu an toàn vốn - Chỉ tiêu chất lượng tài sản - Chỉ tiêu quản trị lành mạnh - Khả năng sinh lời

- Khả năng thanh khoản - Độ nhạy rủi ro thị trường

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VN

GIAI ĐOẠN 2008-2011

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN (VCB)

Thực hiện các chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại, VCB cũng có các nghiệp vụ kinh doanh đối với cả đồng Việt Nam và ngoại tệ như: nhận tiền gửi vào tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chiết khấu chứng từ, cho vay bảo lãnh và tái bảo lãnh. Bên cạnh đó, VCB cịn thực hiện các hoạt động chuyển tiền trong và ngoài nước, nhận hoán đổi, mua bán giao ngay hoặc mua bán có kỳ hạn các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP…

Trong những năm gần đây, để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần và các định chế tài chính khác, VCB đã triển khai rất nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới như nghiệp vụ đổi séc du lịch, phát hành thẻ ATM-Connect 24, thẻ tín dụng Visa, Master và đặc biệt là thẻ Vietcombank- Amex (thẻ tín dụng cao cấp độc quyền tại Việt Nam liên kết với thương hiệu

American Express), cung cấp dịch vụ Internet banking, SMS Banking, Phone Banking… Hiện VCB đang làm ngân hàng đại lý thanh tốn các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Master, American Express, JCB và Diners Club.

Là một ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu năm, Ngân hàng

Ngoại thương cịn có thế mạnh ở các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu

(L/C, D/A, D/P), nghiệp vụ hối đoái, nhờ thu trơn, và thực hiện thanh tốn quốc tế thơng qua hệ thống SWIFT, Money Gram …

Ngoài ra, với sự ra đời của 2 công ty trực thuộc là cơng ty tài chính VCB- Leaco, và cơng ty chứng khoán VCBS, Ngân hàng Ngoại thương đang đẩy mạnh

các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán và nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Việt Nam.

2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN theo mơ hình CAMELS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)