3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
3.2.3. Phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm
Một xu hướng phát triển ngân hàng mang tính nguyên tắc là: các cơ sở dịch vụ ngân hàng ngày càng sống gần dân cư và doanh nghiệp. Trong lúc công nghệ ngân hàng phục vụ tại nhà chưa đủ khả năng giải quyết được tối đa các nhu cầu của xã hội thì phải phát triển các cơ sở của ngân hàng gắn với đời sống để tạo tiện ích tối đa cho khách hàng. Do vậy, VCB cần có chủ trương mở rộng mạng lưới
các chi nhánh cả trong nước và ở nước ngoài.
Thứ nhất, việc xây dựng chi nhánh, phòng giao dịch trong nước cần chú
trọng những vấn đề sau:
- Các chi nhánh, phịng giao dịch mới cần đảm bảo khơng q gần về mặt vị trí địa lý để tránh các chi nhánh VCB cạnh tranh lẫn nhau trên cùng một địa bàn.
Sau khi VCB thực hiện chuyển đổi các chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp 1,
việc trên cùng một tỉnh/thành phố có quá nhiều chi nhánh cấp 1 VCB đã diễn ra, và mỗi chi nhánh thực hiện mở phòng giao dịch theo kế hoạch phát triển của từng chi nhánh đó. Điều này dẫn đến có những phịng giao dịch VCB ở rất gần nhau, gây sự lãng phí về mặt cơ sở vật chất và cạnh tranh khơng đáng có. Chính vì vậy, việc thống nhất báo cáo kế hoạch mở phòng giao dịch về hội sở, do một phịng ban hội sở chính phụ trách sẽ hạn chế được tối đa vấn đề này, đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động ngân hàng.
- Thành lập các chi nhánh ngân hàng phục vụ tại chỗ.
Trong những năm trở lại đây, hệ thống siêu thị phát triển khá nhanh tại các
siêu thị với đa dạng chủng loại hàng hóa. Trong điều kiện như thế, VCB cần xem xét đến việc xây dựng các phòng giao dịch ngân hàng ngay trong các siêu thị lớn. Những phòng giao dịch trong các siêu thị lớn có những ưu thế như:
• chi phí đầu tư và chi phí bảo vệ an tồn thấp
• thời gian hoạt động dài hơn (gồm cả ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ)
• tiếp xúc với lượng khách hàng nhiều hơn so với các phòng giao dịch thơng thường, vì khách hàng đi mua sắm ở siêu thị có thói quen dạo quanh và xem xét mọi thứ, hẳn nhiên phải đi qua các quầy giao dịch của ngân hàng.
Hiện nay VCB tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa hoạt động tư vấn bán thẻ VCB-Connect 24 vào một số siêu thị lớn.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là một hình thức quảng cáo đơn giản, ngân hàng cần liên kết với chủ siêu thị để phát triển lên thành quy mô của một phòng giao dịch chuyên về bán lẻ.
Thứ hai, về vấn đề xây dựng các văn phòng đại diện và các chi nhánh ở
nước ngoài, ban lãnh đạo VCB cần chú trọng nhiều hơn nữa để không những đạt được mục tiêu tăng trưởng mà còn mở rộng được hình ảnh của ngân hàng với bạn
bè và các tổ chức tài chính trên thế giới, xứng đáng với tầm cỡ uy tín mà VCB đã tạo dựng được trong gần 50 năm qua. Các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước
ngồi khơng phải chỉ tổ chức sơ sài với một vài phòng ban mà cũng phải đảm bảo
được các yêu cầu:
- Thực hiện mơ hình tổ chức hoạt động theo hướng khách hàng, chuyển từ
việc phân định phòng ban theo loại hình nghiệp vụ thuần túy sang sử dụng tiêu thức đối tượng khách hàng kết hợp với sản phẩm. Xây dựng mơ hình tổ chức với 4 khối cơ bản: khối ngân hàng bán lẻ, khối ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối các định chế tài chính, khối quản lý vốn.
- Do có những hạn chế nhất định về vốn để mở các chi nhánh ở nước ngoài
nên VCB cần phải chú trọng vào việc nghiên cứu, xem xét mở chi nhánh ở những khu vực nào là đạt hiệu quả tốt nhất, cần tập trung vào các trung tâm kinh tế lớn,
các thành phố trung tâm, khu dân cư sầm uất để mở rộng năng lực huy động vốn, tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng
Thành lập chi nhánh là một yếu tố của chiến lược kinh doanh, cần phải có một tầm nhìn dài hạn trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, do đó khơng thể đòi hỏi ngay tỷ suất sinh lời cao trong những năm đầu, thậm chí nhà quản trị ngân hàng phải biết chấp nhận thua lỗ trước mắt để có một tương lai phát triển bền vững.