Bảng 2.7: Tình hình thanh khoản của ngân hàng
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
1. Tổng tài sản có 2. Ngân quỹ
3. Chứng khốn Chính phủ 4. Mua tiền trung ương 5. Bán tiền trung ương
222.089 63.388 19.353 5.133 1.031 255.495 76.140 11.070 12.183 982 307.614 92.073 8.106 5.530 160 366.748 117.723 10.983 32.549 28.197 * Ngân quỹ / Tổng tài sản có (%)
* Chứng khốn Chính phủ / Tổng tài sản có (%)
* (Mua tiền trung ương – Bán tiền trung ương) / Tổng tài sản có (%) 28,54 8,71 1,85 29,80 4,33 4,38 29,93 2,64 1,76 32,09 2,99 1,18
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2011 của VCB )
Ngân quỹ của VCB bao gồm các khoản là tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng
Trung ương và tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác. Trong cả bốn thời điểm, tỷ lệ Ngân quỹ / Tổng tài sản có của ngân hàng đều rất cao (trong khoảng từ 28 đến 32%), điều này chứng tỏ ngân hàng dự trữ một phần ngân quỹ rất lớn cho công tác thanh khoản. Tuy nhiên, các khoản ngân quỹ này có đặc điểm là không sinh lợi cho ngân hàng hoặc khả năng sinh lời rất thấp. Khi ngân hàng muốn đem lại độ đảm bảo an toàn cao cho các khoản vốn huy động từ khách hàng, phòng ngừa
trước rủi ro thanh khoản thì tất nhiên ngân hàng cũng phải chấp nhận hy sinh khả năng sinh lời cao của các khoản vốn này.
Năm 2008, khoản dự trữ thanh khoản của VCB bằng chứng khốn chính phủ chiếm 8,71% tổng tài sản có, giảm xuống 4,33% vào năm 2009, còn 2,64% vào năm 2010 và 2,99% vào năm 2011. Nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần thì tỷ lệ này là tương đối cao, vì các ngân hàng thương mại cổ phần do e ngại tính thanh khoản của thị trường tiền tệ trong giai đoạn đầu phát triển nên chỉ dự trữ một phần rất nhỏ bằng các loại chứng khốn chính phủ (tỷ lệ của khoản mục này chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng tài sản có). Đối với các ngân hàng thương mại có
phần vốn sở hữu chủ yếu là Ngân hàng Nhà nước, như VCB, thì vấn đề tích trữ
chứng khốn chính phủ làm nguồn thanh khoản là việc rất bình thường, vì các ngân hàng này phải theo sự chỉ định của Ngân hàng Trung ương và ln có Ngân hàng Trung ương đứng ra chấp nhận chiết khấu khi cần thiết.
Ngược lại với chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ, chỉ tiêu trạng thái tiền trung
ương thuần chỉ ở mức thấp, chỉ ở mức 1,85% vào năm 2008 và 1,76% vào năm
2010 và 1,18% vào năm 2011, riêng năm 2009 chỉ tiêu này đạt 4,38%. Trong suốt nhiều năm hoạt động, VCB đã lựa chọn chiến lược thanh khoản dựa vào tài sản có là chủ yếu, không phụ thuộc vào thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Nguyên nhân vì chiến lược thanh khoản dựa trên các khoản mục tài sản nợ như đi vay trên thị
trường liên ngân hàng giúp ngân hàng có được khả năng sinh lời tốt hơn cho tài sản vì chỉ cần duy trì lượng ngân quỹ ở mức thấp, tuy nhiên, khơng phải lúc nào
cũng có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng vào bất kì thời điểm nào một
cách thuận lợi, vì cũng phải phụ thuộc vào dự trữ của những ngân hàng đó, hơn nữa thị trường liên ngân hàng ở nước ta lại chưa phát triển mạnh, chưa thật sự là một kênh hỗ trợ hiệu quả và kịp thời cho các ngân hàng trong những thời điểm
khó khăn. Năm 2009, VCB sử dụng một khoản chứng khốn Chính phủ có giá trị ghi sổ là 5.750 triệu đồng được cầm cố để đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng
tại Ngân hàng Nhà nước. Vấn đề này nhằm mục đích duy trì khả năng thanh khoản cao của ngân hàng trong khi thị trường liên ngân hàng có những giai đoạn gặp khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế trong nước chịu tình trạng lạm phát cao.
Bảng 2.8: Tình hình tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ cấp tín dụng vào cuối ngày
31/12/2010 và 31/12/2011của VCB
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
CHỈ TIÊU 31/12/2010 31/12/2011
1. Tài sản Có thanh tốn ngay 2. Tổng Nợ phải trả 3. Cho vay khách hàng 4. Nguồn vốn huy động 47.878 286.278 176.813 232.748 57.400 337.271 209.418 241.700 * Tỷ lệ khả năng chi trả (1/2) (%) 16,72 17,01 * Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
(%) 75,97 79,98
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011 của VCB )
Là ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam về dịch vụ thanh tốn, nhìn chung VCB ln được đánh giá là một ngân hàng có thanh khoản tốt do có nguồn tiền gửi
khách hàng và nguồn vốn liên ngân hàng dồi dào. Công tác quản lý thanh khoản của VCB được thực hiện khá tốt, thể hiện qua việc thiết lập cơ chế kiểm sốt và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong quá trình hoạt
động ngân hàng ln theo dõi, phân tích tài sản và công nợ theo kỳ đáo hạn thực
tế; kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở nắm bắt và dự đoán lưu lượng tiền gửi, rút và cho vay, các động thái của khách hàng theo từng ngày, từng tuần, từng tháng để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn
biến thanh khoản song song với việc đảm bảo hiệu quả đầu tư tài chính.
Với vai trò như một ngân hàng đầu tàu trong hệ thống ngân hàng, VCB đã tuân thủ đúng quy định của NHNN (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày
20/05/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của Ngân hàng Nhà nước) về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, số liệu ở bảng 2.9 cho
thấy khả năng thanh toán của ngân hàng kết thúc năm tài chính 2011 đều được duy trì ở mức độ an toàn, cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả đạt 17,01%, tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động đạt 79,98%, tuy nhiên các tỷ lệ này đều đạt ở mức gần sát với quy định của NHNN, do vậy trong thời gian tới VCB cần tiếp tục triển
khai các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động để đảm bảo hoạt động của ngân hàng được bền vững.