Phân tích độ nhạy với rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 64)

Rủi ro thị trường là rủi ro do thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ do sự thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái. Ở đây ta đề cập một số rủi ro sau :

™ Rủi ro về lãi suất:

Rủi ro về lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Các điều kiện sau được VCB áp dụng để phân tích thời hạn điều chỉnh lãi

suất thực tế của các khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán của VCB:

- Tiền mặt, vàng bạc đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản khác) được xếp vào nhóm các khoản mục không chịu lãi.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng

khoán kinh doanh phụ thuộc vào quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với chứng khoán.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng, các khoản nợ Chính phủ và NHNN, các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

+ Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế.

+ Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên kỳ điều chỉnh lãi suất gần nhất.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các giấy tờ có giá đã phát hành được xác định dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá; phụ

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3 tháng, các khoản mục này có thể có thời hạn điều chỉnh lãi suất khác nhau.

Để phòng tránh rủi ro lãi suất, VCB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất

linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa tài sản có và tài sản nợ, tham gia vào các hợp đồng hốn đổi lãi suất, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh. Ngồi ra, VCB cịn áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. Hoạt động của Ủy ban Quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO) trong mối quan hệ tương tác với các phòng ban chức năng khác trong mơ hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của VCB.

™ Rủi ro tỷ giá:

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.

Kể từ khi thành lập đến nay, đồng tiền giao dịch chính của VCB là đồng Việt Nam, bên cạnh đó là đồng Đơ la Mỹ, các khoản cho vay khách hàng của ngân

hàng chủ yếu bằng VND và Đô la Mỹ, một số tài sản khác của ngân hàng bằng ngoại tệ khác ngoài 2 đồng tiền trên. Trong những năm gần đây, tỷ giá giữa VND và Đô la Mỹ dao động nhiều, do vậy, VCB đã thiết lập hạn mức trạng thái cho

từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của Ngân hàng và tuân

thủ chặt chẽ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trạng thái đồng tiền

được quản lý hằng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Bên cạnh đó, để quản trị rủi ro về ngoại hối, VCB thiết lập hệ thống chính

sách quản lý tập trung trạng thái ngoại hối của toàn hệ thống về Hội sở chính. Các chi nhánh đều được đặt hạn mức giao dịch trong ngày và khơng có trạng thái ngoại

hối vào cuối ngày. Tại Hội sở chính, các trạng thái ngoại hối phát sinh của toàn hệ thống đều được cân bằng kịp thời.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 đề tài đã trình bày các nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm vừa qua theo 6 nhóm chỉ tiêu của phương pháp CAMELS bao gồm: phân tích tình hình đảm bảo về vốn tự có, phân tích chất lượng tài sản có, năng lực quản trị, khả năng. Những phân tích trên là cơ sở để đề tài đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)