Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 83)

Ở nước ta hiện nay, NHNN và Chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng trong

việc điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, một chính sách kinh tế đúng đắn, một sự phối hợp hài hịa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của Chính phủ và NHNN sẽ

đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo cho các định hướng, chiến

lược và dự báo của ngành ngân hàng nói riêng đi đúng quỹ đạo. Điều này góp

phần khơng nhỏ cho các TCTD trong việc xây dựng những chiến lược kinh doanh,

định hướng phát triển của mình. Hơn thế nữa, vai trị của NHNN và Chính phủ

càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế đi vào hội nhập, các cam kết của WTO được vận hành thì khả năng đỗ vỡ và áp lực cạnh tranh cũng tăng cao, tính bất ổn

của nền kinh tế sẽ gia tăng. Để có thể củng cố cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho cuộc cạnh tranh của các TCTD nói riêng được cơng bằng và cũng góp phần cho sự phát triển của VCB, bên cạnh các giải pháp hiệu quả từ phía bản thân ngân hàng thì cịn cần thiết phải có sự quan tâm, hỗ trợ trực tiếp từ phía Chính phủ và NHNN, trong đó cần tập trung vào những mặt chủ yếu sau đây:

3.3.1. Đối với Chính phủ

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý

có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an tồn cho mọi tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính nói riêng theo hướng đảm bảo sự cơng bằng, tính minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong

nước và nước ngồi để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng,

đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, qua đó đưa

luật trở thành cơng cụ để chính phủ kiểm soát cạnh tranh. Tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xay dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết theo yêu cầu thực hiện Hiệp định

thương mại Việt Mỹ và các cam kết quốc tế của WTO.

Luật các TCTD được ban hành vào ngày 25/01/2011 đã có rất nhiều điểm mới cải tiến tốt hơn so với luật các TCTD năm 2007, theo hướng mở rộng hơn cho phạm vi hoạt động của các NHTM, nhưng lại chặt chẽ và chi tiết hơn cho một số

chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, hướng dẫn về mơ hình phát triển thành tập đoàn của các ngân hàng vẫn cịn bị bỏ ngõ, trong khi đó hầu hết các ngân hàng hiện nay, trong đó có VCB, đều đưa định hướng phát triển thành tập

đoàn trong thời gian tới cụ thể thành định hướng trong hoạt động của mình. Đây là

một hướng phát triển tất yếu và khách quan, phù hợp chung với thông lệ quốc tế, vì vậy cần thiết cũng nên được đưa vào luật để có những quy định cụ thể, chặt chẽ, tránh tạo lúng túng cho các NHTM khi chuyển đổi sang mơ hình tập đồn.

Thứ hai, xác định rõ vai trò của NHNN trong vai trò một ngân hàng trung ương thực sự, hạn chế tối đa tình trạng NHNN vừa là người sỡ hữu, vừa là người

giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý điều hành, năng lực dự báo của

NHNN, cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng ngân hàng trung ương hiện đại phù hợp với

thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong điều hành

chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng. Với thị trường

liên ngân hàng phát triển, các ngân hàng thương mại sẽ có thêm cơ hội đầu tư khi tạm thời thừa vốn hoặc tìm được nguồn vốn cần thiết bổ sung khi thiếu vốn, nhờ

đó có thể giúp cho các ngân hàng chủ động hơn khi có những biến động bất

thường về kinh tế vĩ mơ. Vì thế, các giải pháp sau sẽ góp phần thúc đẩy việc hồn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín

dụng sử dụng hữu hiệu nguồn vốn khả dụng hoặc tìm được nguồn vốn bổ sung kịp thời, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Một trong những nhân tố góp phần phát triển thị trường liên ngân hàng là hệ thống thanh toán, do vây tiếp tục hồn thiện và phát triển hệ thống thanh tốn là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Hoạt động thanh toán trong từng hệ

thống ngân hàng và giữa các ngân hàng cần phải đảm bảo yêu cầu điều chuyển

vốn linh hoạt, an tồn, chính xác, kịp thời và nhanh chóng.

Định hướng cho việc phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng là: tiếp

tục mở rộng hoạt động của hệ thống thanh tốn liên ngân hàng thơng qua việc kết nạp thành viên có đủ điều kiện tham gia vào hệ thống; tổ chức tập huấn quy trình xử lý nghiệp vụ, kỹ thuật vận hành cho các thành viên tham gia hệ thống thanh tốn; tạo phần mềm chương trình kết nối giữa hệ thống kế toán giao dịch, kế toán thanh toán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhằm giảm các thao tác vào lại dữ liệu đầu vào của hệ thống thanh toán liên ngân hàng; ban hành các quy định về giao dịch ngân hàng bằng Internet, sử dụng hóa đơn điện tử, các giao dịch bằng điện thoại, fax có kèm theo chứng từ điện tử, luân chuyển chứng từ điện tử, kiểm

soát và lưu trữ chứng từ điện tử trong kế toán, thanh toán ngân hàng; cũng như

làm cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp tại Tịa án nếu có xảy ra.

- Nâng cao việc hiện đại hóa và đa dạng hóa các hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Các tổ chức tín dụng được kết nối với mạng Reuters khi

tham gia các giao dịch; đa dạng hóa các cơng cụ giao dịch trên thị trường như:

chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu…

Ban hành các văn bản hướng dẫn các cơng cụ cho thị trường tiền tệ nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi… hướng dẫn việc mua bán lại giấy tờ có giá ngắn hạn giữa các ngân hàng.

Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ

thống thông tin quản lý cho tồn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ cơng tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý cơng nợ và cơng tác kế tốn, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Với vai trị cấp quản lý trực tiếp và tồn bộ các hoạt động ngân hàng, NHNN

cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của

toàn hệ thống, tránh việc đầu tư đơn lẻ, dàn trải, kém hiệu quả như việc đầu tư vào hệ thống thanh toán thẻ.

Thứ tư, NHNN cần giảm thiểu tối đa những can thiệp bằng hành chính trong

việc quản lý các ngân hàng thương mại, áp dụng các thông lệ quốc tế trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 đề tài đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam như: các giải pháp về tăng cường cơng tác tín dụng, phát triển mạng lưới chi nhánh, đầu tư công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo tiếp thị, hồn thiện mơ hình tổ chức định hướng khách hàng; khoa học hóa quản trị nguồn nhân lực và hồn thiện cơng tác kiểm tra kiểm soát. Các giải pháp được nêu gắn liền với các phương thức thực hiện nhằm khẳng định tính khả thi của các giải pháp mà đề tài đưa ra.

Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên một số kiến nghị đối với chính phủ và

NHNN như tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng và đề xuất giảm thiểu tối đa những can thiệp bằng hành chính của NHNN đối với các

NHTM. Đây là những kiến nghị nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp mà đề tài đưa ra.

Việc thực hiện các giải pháp đã được trình bày ở Chương 3 là một q trình tổng thể, ln cần có tính đồng bộ, phối hợp với nhau trong thực hiện. Kết quả của giải pháp này là tiền đề cho giải pháp khác và ngược lại, thiếu một trong những

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Hội nhập mang đến cho chúng ta những cơ hội cũng như những thách thức. Trong giai đoạn hội nhập, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần phải thật sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả

kinh doanh và xây dựng thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính khái quát nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Dù đã cố gắng hồn thiện tốt nghiên cứu

của mình, nhưng đề tài chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong

nhận được sự góp ý của các thầy cơ để giúp đề tài tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2003), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê.

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2008), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê

3. TS. Trịnh Quốc Trung ( 2010), “Marketing ngân hàng”, NXB Thống Kê 4. TS Lê Thị Tuyết Hoa (2011), “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống Kê

5. Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Trang web tham khảo -www.sbv.gov.vn

-www.vietcombank.com.vn -www.cafef.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)