Bảng 2.7: Tình hình thanh khoản của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 57)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

1. Tổng tài sản có 2. Ngân quỹ

3. Chứng khốn Chính phủ 4. Mua tiền trung ương 5. Bán tiền trung ương

222.089 63.388 19.353 5.133 1.031 255.495 76.140 11.070 12.183 982 307.614 92.073 8.106 5.530 160 366.748 117.723 10.983 32.549 28.197 * Ngân quỹ / Tổng tài sản có (%)

* Chứng khốn Chính phủ / Tổng tài sản có (%)

* (Mua tiền trung ương – Bán tiền trung ương) / Tổng tài sản có (%) 28,54 8,71 1,85 29,80 4,33 4,38 29,93 2,64 1,76 32,09 2,99 1,18

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2011 của VCB )

Ngân quỹ của VCB bao gồm các khoản là tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng

Trung ương và tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác. Trong cả bốn thời điểm, tỷ lệ Ngân quỹ / Tổng tài sản có của ngân hàng đều rất cao (trong khoảng từ 28 đến 32%), điều này chứng tỏ ngân hàng dự trữ một phần ngân quỹ rất lớn cho công tác thanh khoản. Tuy nhiên, các khoản ngân quỹ này có đặc điểm là không sinh lợi cho ngân hàng hoặc khả năng sinh lời rất thấp. Khi ngân hàng muốn đem lại độ đảm bảo an toàn cao cho các khoản vốn huy động từ khách hàng, phòng ngừa

trước rủi ro thanh khoản thì tất nhiên ngân hàng cũng phải chấp nhận hy sinh khả năng sinh lời cao của các khoản vốn này.

Năm 2008, khoản dự trữ thanh khoản của VCB bằng chứng khốn chính phủ chiếm 8,71% tổng tài sản có, giảm xuống 4,33% vào năm 2009, còn 2,64% vào năm 2010 và 2,99% vào năm 2011. Nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần thì tỷ lệ này là tương đối cao, vì các ngân hàng thương mại cổ phần do e ngại tính thanh khoản của thị trường tiền tệ trong giai đoạn đầu phát triển nên chỉ dự trữ một phần rất nhỏ bằng các loại chứng khốn chính phủ (tỷ lệ của khoản mục này chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng tài sản có). Đối với các ngân hàng thương mại có

phần vốn sở hữu chủ yếu là Ngân hàng Nhà nước, như VCB, thì vấn đề tích trữ

chứng khốn chính phủ làm nguồn thanh khoản là việc rất bình thường, vì các ngân hàng này phải theo sự chỉ định của Ngân hàng Trung ương và ln có Ngân hàng Trung ương đứng ra chấp nhận chiết khấu khi cần thiết.

Ngược lại với chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ, chỉ tiêu trạng thái tiền trung

ương thuần chỉ ở mức thấp, chỉ ở mức 1,85% vào năm 2008 và 1,76% vào năm

2010 và 1,18% vào năm 2011, riêng năm 2009 chỉ tiêu này đạt 4,38%. Trong suốt nhiều năm hoạt động, VCB đã lựa chọn chiến lược thanh khoản dựa vào tài sản có là chủ yếu, không phụ thuộc vào thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Nguyên nhân vì chiến lược thanh khoản dựa trên các khoản mục tài sản nợ như đi vay trên thị

trường liên ngân hàng giúp ngân hàng có được khả năng sinh lời tốt hơn cho tài sản vì chỉ cần duy trì lượng ngân quỹ ở mức thấp, tuy nhiên, khơng phải lúc nào

cũng có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng vào bất kì thời điểm nào một

cách thuận lợi, vì cũng phải phụ thuộc vào dự trữ của những ngân hàng đó, hơn nữa thị trường liên ngân hàng ở nước ta lại chưa phát triển mạnh, chưa thật sự là một kênh hỗ trợ hiệu quả và kịp thời cho các ngân hàng trong những thời điểm

khó khăn. Năm 2009, VCB sử dụng một khoản chứng khốn Chính phủ có giá trị ghi sổ là 5.750 triệu đồng được cầm cố để đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng

tại Ngân hàng Nhà nước. Vấn đề này nhằm mục đích duy trì khả năng thanh khoản cao của ngân hàng trong khi thị trường liên ngân hàng có những giai đoạn gặp khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế trong nước chịu tình trạng lạm phát cao.

Bảng 2.8: Tình hình tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ cấp tín dụng vào cuối ngày

31/12/2010 và 31/12/2011của VCB

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 31/12/2010 31/12/2011

1. Tài sản Có thanh tốn ngay 2. Tổng Nợ phải trả 3. Cho vay khách hàng 4. Nguồn vốn huy động 47.878 286.278 176.813 232.748 57.400 337.271 209.418 241.700 * Tỷ lệ khả năng chi trả (1/2) (%) 16,72 17,01 * Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

(%) 75,97 79,98

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011 của VCB )

Là ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam về dịch vụ thanh tốn, nhìn chung VCB ln được đánh giá là một ngân hàng có thanh khoản tốt do có nguồn tiền gửi

khách hàng và nguồn vốn liên ngân hàng dồi dào. Công tác quản lý thanh khoản của VCB được thực hiện khá tốt, thể hiện qua việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong quá trình hoạt

động ngân hàng ln theo dõi, phân tích tài sản và cơng nợ theo kỳ đáo hạn thực

tế; kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở nắm bắt và dự đoán lưu lượng tiền gửi, rút và cho vay, các động thái của khách hàng theo từng ngày, từng tuần, từng tháng để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn

biến thanh khoản song song với việc đảm bảo hiệu quả đầu tư tài chính.

Với vai trò như một ngân hàng đầu tàu trong hệ thống ngân hàng, VCB đã tuân thủ đúng quy định của NHNN (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày

20/05/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của Ngân hàng Nhà nước) về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, số liệu ở bảng 2.9 cho

thấy khả năng thanh toán của ngân hàng kết thúc năm tài chính 2011 đều được duy trì ở mức độ an toàn, cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả đạt 17,01%, tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động đạt 79,98%, tuy nhiên các tỷ lệ này đều đạt ở mức gần sát với quy định của NHNN, do vậy trong thời gian tới VCB cần tiếp tục triển

khai các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động để đảm bảo hoạt động của ngân hàng được bền vững.

2.2.6. Phân tích độ nhạy với rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro do thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ do sự thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái. Ở đây ta đề cập một số rủi ro sau :

™ Rủi ro về lãi suất:

Rủi ro về lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Các điều kiện sau được VCB áp dụng để phân tích thời hạn điều chỉnh lãi

suất thực tế của các khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán của VCB:

- Tiền mặt, vàng bạc đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản khác) được xếp vào nhóm các khoản mục khơng chịu lãi.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng

khoán kinh doanh phụ thuộc vào quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với chứng khoán.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng, các khoản nợ Chính phủ và NHNN, các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

+ Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế.

+ Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên kỳ điều chỉnh lãi suất gần nhất.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các giấy tờ có giá đã phát hành được xác định dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá; phụ

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm.

- Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3 tháng, các khoản mục này có thể có thời hạn điều chỉnh lãi suất khác nhau.

Để phòng tránh rủi ro lãi suất, VCB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất

linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình qn giữa tài sản có và tài sản nợ, tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh. Ngồi ra, VCB cịn áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. Hoạt động của Ủy ban Quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO) trong mối quan hệ tương tác với các phòng ban chức năng khác trong mơ hình quản trị rủi ro theo thơng lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của VCB.

™ Rủi ro tỷ giá:

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.

Kể từ khi thành lập đến nay, đồng tiền giao dịch chính của VCB là đồng Việt Nam, bên cạnh đó là đồng Đô la Mỹ, các khoản cho vay khách hàng của ngân

hàng chủ yếu bằng VND và Đô la Mỹ, một số tài sản khác của ngân hàng bằng ngoại tệ khác ngoài 2 đồng tiền trên. Trong những năm gần đây, tỷ giá giữa VND và Đô la Mỹ dao động nhiều, do vậy, VCB đã thiết lập hạn mức trạng thái cho

từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của Ngân hàng và tuân

thủ chặt chẽ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trạng thái đồng tiền

được quản lý hằng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Bên cạnh đó, để quản trị rủi ro về ngoại hối, VCB thiết lập hệ thống chính

sách quản lý tập trung trạng thái ngoại hối của tồn hệ thống về Hội sở chính. Các chi nhánh đều được đặt hạn mức giao dịch trong ngày và khơng có trạng thái ngoại

hối vào cuối ngày. Tại Hội sở chính, các trạng thái ngoại hối phát sinh của toàn hệ thống đều được cân bằng kịp thời.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 đề tài đã trình bày các nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm vừa qua theo 6 nhóm chỉ tiêu của phương pháp CAMELS bao gồm: phân tích tình hình đảm bảo về vốn tự có, phân tích chất lượng tài sản có, năng lực quản trị, khả năng. Những phân tích trên là cơ sở để đề tài đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN trong giai đoạn tới Ngoại thương VN trong giai đoạn tới

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố kinh doanh cùng với kinh nghiệm

hoạt động qua 50 năm, VCB đã xác định tầm nhìn để khẳng định vị thế hàng đầu

trên thị trường là “Xây dựng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thành tập

đồn đầu tư tài chính đa năng, nằm trong số 70 tập đồn tài chính lớn nhất khu vực

Châu Á trước năm 2020, với hoạt động ở cả thị trường tài chính trong nước và

quốc tế”.

* Định hướng chiến lược của VCB đến năm 2020:

- Hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, chủ yếu, vừa phát triển bán

buôn vừa đẩy mạnh bán lẻ, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước. - Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng và đẩy mạnh một

cách phù hợp các lĩnh vực ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư…); dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nước

ngoài.

- Phát triển trên nền tảng :

• Cơng nghệ ngân hàng hiện đại

• Cơ cấu quản trị và mơ hình tổ chức cũng như các chuẩn mực phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.

• Nguồn nhân lực có chất lượng cao, có động lực và được bố trí, sử dụng tốt.

• Khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu xuyên suốt và hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu.

- Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam trong hệ thống các NHTM tại Việt nam.

* Mục tiêu chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh:

- Duy trì vị thế dẫn đầu của VCB trong các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và

truyền thống: ngân hàng bán bn; thanh tốn quốc tế; kinh doanh ngoại tệ; tài trợ,

đầu tư dự án; dịch vụ thanh toán; hoạt động thẻ và thanh toán thẻ đồng thời đẩy

mạnh hoạt động bán lẻ.

- Tăng cường huy động vốn, mở rộng tín dụng. - Tăng cường quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu.

- Nâng cao năng lực tài chính.

- Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cơ bản đến 2015:

• Tổng tài sản tăng trung bình 15%/ năm, đạt quy mơ trên 30 tỷ USD;

• Vốn chủ sở hữu đạt mức từ 2 tỷ USD;

• Tỷ lệ ROE trung bình hàng năm là 18%;

• Tỷ lệ ROA trung bình hàng năm là 1,55%;

• Tỷ lệ an tồn vốn (CAR) đạt khoảng từ 10% - 12%. - Củng cố và nâng cao giá trị thương hiệu.

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh

doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng cơng nghệ hiện đại.

- Hồn thiện các chuẩn mực đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thông lệ

quốc tế.

* Với phương châm hoạt động “Tăng tốc - An toàn - Chất lượng - Hiệu

quả”, hệ thống VCB tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới như sau:

- Đột phá mạnh trong huy động vốn. Đặt nhiệm vụ huy động vốn làm nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của năm nhằm mở rộng và tăng quy mô hoạt

động;

- Tăng cường hoạt động ngân hàng bán buôn, đẩy mạnh mảng hoạt động

ngân hàng bán lẻ nhằm cải thiện cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng tăng tính ổn định và phân tán rủi ro;

- Tăng cường trong hoạt động kinh doanh đi đôi với việc bảo đảm tuân thủ

các giới hạn an toàn trong hoạt động ngân hàng; Phát huy tối đa lợi thế của VCB trong các hoạt động truyền thống; Đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa huy động và

sử dụng vốn.

- Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức theo mơ hình khối tại hội sở chính cũng như chuyển hóa cơ cấu tổ chức của các chi nhánh. Thực hiện nghiêm túc kỷ cương

điều hành và ý thức tuân thủ, chấp hành của các cán bộ trong toàn hệ thống;

- Tiếp tục đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kinh doanh và hỗ trợ công tác quản trị, điều hành;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)