Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 36 - 40)

6. KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định 402/CT của hội đồng bộ trưởng, ngày 14/11/1990 ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam chuyển thành ngân hàng Công thương Việt Nam. Đến ngày 27/03/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập lại. Từ đó tới nay Ngân hàng Công thương Việt Nam đã và đang phát triển đồng thời đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, nhu cầu về vay vốn và sử dụng vốn ngày càng lớn điều đó địi hỏi sự đổi mới ngành ngân hàng, ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số 1354/QĐ-TTg phê duyệt Phương án Cổ phần hóa Ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank.

Sau 25 năm hoạt động và phát triển, bằng chính nỗ lực của mình trong mọi hoạt động NHTMCP Cơng thương Việt Nam đã và đang vươn lên giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, từng bước chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước. Là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất, có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, là trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.

Năm 2010: Vietinbank ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với Công ty Tài chính quốc tế IFC. Năm 2011: IFC chính thức trở thành cổ đơng nước ngồi của Vietinbank, sở hữu 10% vốn điều lệ của Vietinbank.

Trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang dè dặt với thị trường Việt Nam, thì cuối năm 2012, VietinBank đã ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd – ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, là thành viên chính của tập đồn MUFG – tập đồn tài chính đứng thứ 3 trên thế giới. Thương vụ bán 20% vốn thu về xấp xỉ 750 triệu USD được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam từ trước tới nay. Sự kiện này khơng chỉ nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của VietinBank lên tầm cao mới mà cịn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trước các nhà đầu tư quốc tế.

2.1.2 Thế mạnh của Vietinbank

Chính phủ nắm giữ 70% cổ phần trong VietinBank, cổ phần của Chính phủ sẽ khơng dưới 51% vào bất cứ thời điểm nào. Phần lớn thành viên Hội đồng Quản trị được chỉ định bởi Chính phủ VietinBank do vậy nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ. Hiểu biết sâu về khách hàng và có cơ sở khách hàng lớn. Nguồn vốn huy động lớn và ngày càng tăng.

Là ngân hàng lớn thứ hai Việt Nam về mạng lưới. Mạng lưới phân phối các sản phẩm dịch vụ rộng khớp với các điểm giao dịch đặt tại các vị trí trung tâm và thuận lợi. Duy trì trên 1.500 máy ATM và là thành viên của 3 mạng lưới thẻ cho phép khách hàng dễ dàng tiếp cận với hệ thống máy ATM của Vietinbank trên khắp Việt Nam.

Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm với hơn 24 năm kinh nghiệm trung bình trong lĩnh vực ngân hàng. Kinh nghiệm đa dạng và lâu năm của đội ngũ quản lý cho phép Ngân hàng có được những quan điểm bao quát, rộng mở trong quá trình hoạch định chiến lược và ra quyết định hoạt động. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có năng lực và được đào tạo bài bản.

Tập trung đầu tư hiện đại hóa ngân hàng, sử dụng phần mềm trong quản lý ngân hàng. Hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quản lý ngân hàng hiện đại. Mơ hình vận hành và quản lý hiện đại, an toàn và chuyên nghiệp.

Danh mục các sản phẩm và dịch vụ đa dạng cho phép Vietinbank đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng Các sản phẩm dịch vụ đa dạng và được cải tiến thường xuyên.

Vietinbank là ngân hàng lớn thứ nhất Việt Nam xét về quy mô tổng tài sản: 56% tài sản bắt nguồn từ các nguồn tiền gửi với chi phí thấp của khách hàng và lớn nhất Việt Nam về quy mô tiền gửi trong khối các NH TMCP Cổ phần.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Trang web Vietinbank.vn)

Figure 6Hinh 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương

(Nguồn: Trang web Vietinbank.vn)

Figure 7Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

(Nguồn: Trang web Vietinbank.vn)

igure 8Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh cấp 1, cấp 2

Hội đồng quản trị

Bộ máy giúp việc

Ban kiểm soát Tổng giám đốc

Kế tốn trƣởng Phó Tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Các phịngchun mơn nghiệp vụ

Trụ sở chính

Sở giao dịch Chi nhánh cấp 1

Văn phòng

đại diện Đơn vị sự nghiệp

Công ty trực thuộc Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Chi nhánh phụ thuộc

Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm

Giám Đốc Phó Giám Đốc

Trƣởng phịng kế tốn

Tổ kiểm tra nội bộ

Các phòng nghiệp vụ

Phòng giao dịch

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

(Nguồn: Tổng hợp từ trang web http:// Vietinbank.vn)

Figure 9Hình 2.4: Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh Vietinbank

Năm 2012 là năm đánh dấu bước đổi mới quan trọng của VietinBank, tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng thương mại chủ lực, đóng vai trị quan trọng trong việc thực thi các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo cơng tác chính sách xã hội, vươn tầm hội nhập quốc tế.

Tính đến ngày 31/12/2012, VietinBank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản của VietinBank đạt 503,5 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011; vốn điều lệ đạt 26.217 nghìn tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam; lợi nhuận trước thuế tăng 12%; nợ xấu dưới 1,5%; nguồn vốn huy động và tín dụng đầu tư, cho vay đều tăng hơn năm trước, trong đó dư nợ tín dụng tăng 13,6%, nguồn vốn huy động tăng 9,3%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 8.168 tỷ đồng; tỷ lệ ROE đạt 19,9%, ROA đạt 1,7%; là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012.

Năm 2012 CTG (cổ phiếu Ngân hàng Công Thương – Vietinbank) được đánh giá là cổ phiếu đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Có thời điểm lợi tức cổ phiếu CTG mang lại cho nhà đầu tư tăng 66%, vượt xa

các cổ phiếu trong ngành ngân hàng. Năm 2012 cổ tức của cổ phiếu CTG được trả 17%. Sự phát triển vượt bậc của Vietinbank trong những năm qua thể hiện rõ ở giá trị tổng tài sản của Vietinbank gia tăng đáng kể thể hiện ở biểu đồ

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Figure 10Hình 2.5: Biểu đồ tổng tài sản Vietinbank giai đoạn 2007- 2012

(Nguồn: Tổng hợp từ trang web http://finance.vietstock.vn/CTG-ngan-hang-tmcp-cong- thuong-viet-nam.htm)

Giá trị tổng tài sản và lợi nhuận ngày càng gia tăng là một lợi thế bởi doanh ngiệp nào có xu hướng thu được lợi nhuận trong dài hạn sẽ có sức mạnh hơn các thương hiệu khác do duy trì được sự ổn định và gần gũi với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)