Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động chiêu thị của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty dước phẩm TNHH leung kai fook việt nam đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

1.3.3 Yếu tố bên ngồi

Hình 1.9: Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động chiêu thị

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị

Sản phẩm Phân phối Chiến lược kinh doanh Giá Cơng nghệ Hoạt động cạnh tranh Mơi trường chính trị và pháp luật Môi trường kinh tế Môi trường văn hóa và xã hội

Mơi trường kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế tăng hay giảm, chính sách kinh

tế của nhà nước sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng nhiều hay ít. Tùy vào từng thời điểm cụ thể mà chúng ta phải có chính sách chiêu thị hợp lý đảm bảo tình hình kinh doanh hiệu quả.

Mơi trường văn hóa và xã hội: Tùy vào mơi trường văn hóa xã hội của mỗi vùng

miền, mỗi quốc gia mà có hoạt động chiêu thị khác nhau. Các hoạt động chiêu thị phải phù hợp với văn hóa xã hội của từng vùng, tránh sự tẩy chay sản phẩm của khách hàng do xúc phạm vào văn hóa của họ.

Mơi trường chính trị và pháp luật: Các luật lệ và quy định của nhà nước và chính

quyền các cấp ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị. Ví dụ, quyết định cấm quảng cáo thuốc lá, quy định về giới hạn thời gian quảng cáo và số lần quảng cáo cho một loại sản phẩm…

Công nghệ: Với sự trợ giúp của công nghệ, thông tin về sản phẩm tới người tiêu

dùng nhanh và hiệu quả hơn. Ngày nay, hoạt động chiêu thị chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của công nghệ rất nhiều. Sự thay đổi công nghệ đã tạo ra phương tiện mới hiệu quả và chi phí thấp hơn.

Hoạt động cạnh tranh: Cạnh tranh tạo hình ảnh và ảnh hưởng một cách trực tiếp

nhất đến hoạt động chiêu thị của Công ty. Tăng hay giảm số lượng Công ty, thay đổi trong chiến lược cạnh tranh, sự xuất hiện các biện pháp khuyến mãi mới, thay đổi chiến lược định vị sản phẩm…của các đối thủ tất cả đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến Công ty.

1.3.1 Yếu tố bên trong

1.3.1.1 Sản phẩm

Tùy vào sản phẩm của Công ty mà chọn ra một vài thuộc tính mang tính chất quyết định trong việc định vị sản phẩm trên thị trường. Những thuộc tính này sẽ được thể hiện nỗi bật trong tất cả hình thức thơng tin mà Cơng ty sử dụng để thiết lập và tăng cường thông điệp gửi tới khách hàng. Một cách lý tưởng thì những thuộc tính được lựa chọn này tương ứng với nhu cầu của thị trường tiềm năng, và chúng làm cho sản phẩm khác biệt rõ ràng với những sản phẩm cạnh tranh. Nhiều sản phẩm được phát triển để có được những thuộc tính giúp cho chúng có vị trí mong muốn trên thị trường.

1.3.1.2 Giá

Trong suy nghĩ của người tiêu dùng thì giá cả là một chỉ dẫn tốt để biết chất lượng sản phẩm. Giá phải tương xứng với giá trị của toàn bộ các thuộc tính của sản phẩm khi khách hàng xem xét nó. Nếu những thuộc tính này khơng phù hợp, giá q cao so với giá trị mà khách hàng cảm nhận là sản phẩm đem lại cho họ, thì khách hàng sẽ không mua sản phẩm.

Nội dung, kiểu, cách, hướng trình bày của hoạt động chiêu thị phải truyền đạt nhất quán về chất lượng đến người tiêu dùng như giá cả đã gợi ra cho họ. Một thông điệp không nhất quán sẽ tạo ra sự không chắc chắn và do dự, tạo cho người mua những lý do để trì hỗn hoặc hủy bỏ quyết định mua.

1.3.1.3 Phân phối

Cấu trúc phân phối được lựa chọn và quyết định bởi người sản xuất và cửa hàng phân phối. Việc lựa chọn các cửa hàng bán lẻ liên quan đến sản phẩm và giá. Chúng ta khơng trơng mong tìm thấy xe ơ tơ bán ở siêu thị…Một số nhà bán lẻ thường lựa chọn các thương hiệu được quảng cáo mạnh mẽ. Một số khác đặt nặng vào những trợ cấp chiêu thị và các chương trình quảng cáo hợp tác mà nhà cung cấp sản phẩm đề nghị…Nói chung, các chương trình chiêu thị của nhả sản xuất và người bán lẻ là những yếu tố quan trọng đối với quyết định phân phối. Ngược lại, chiến lược phân phối cũng ảnh hưởng cụ thể đối với hoạt động chiêu thị.

1.3.1.4 Chiến lƣợc kinh doanh

Tùy theo mục đích và mục tiêu của Công ty mà chúng ta xây dựng chiến lược kinh doanh. Mục đích và mục tiêu là những cột mốc chỉ đường trong dài hạn. Chúng có thể được thể hiện như là giá trị thương hiệu, doanh số bán, thị phần hay lợi nhận. Chúng có thể được xác định bằng các chỉ tiêu về nhân lực cũng như tài chính.

Bên cạnh đó, nguồn lực của Công ty cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Nguồn lực của Cơng ty là máy móc thiết bị, nhà máy…và con người. Tất cả các nguồn lực này nói lên khả năng phát triển, sản xuất và tiếp thị sản phẩm của Cơng ty một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty dước phẩm TNHH leung kai fook việt nam đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)