3.3.1 Quan điểm 1: Quảng bá thƣơng hiệu của Công ty
Trong xã hội ngày nay, mỗi ngày mỗi người chúng ta tiếp nhận hàng trăm thông điệp quảng cáo về nhiều thứ và với nhiều hình thức khác nhau. Mặc dù chi phí cho quảng cáo ngày càng tăng nhưng nhiều Doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức này. Bởi vì, nó là công cụ tốt để quảng bá sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động chiêu thị của Công ty trong thời gian qua, theo tác giả để hoàn thiện hoạt động này thì Cơng ty cần quảng bá thương hiệu của mình ở thị trường hiện tại cũng như trên thị trường mới. Việc này sẽ giúp Công ty duy trì thương hiệu thơng qua thông tin đến với khách hàng bằng nhiều cách thức và phương tiện khác nhau. Đồng thời làm cho sản phẩm và hình ảnh của Cơng ty trở nên phổ biến được nhiều người biết đến.
3.3.2 Quan điểm 2: Khuyến khích khách hàng mua nhiều và mua thƣờng xuyên
Cơng ty ln tìm mọi cách nhằm tạo ra khách hàng mới cho mình. Tuy nhiên, Công ty cũng cần tập trung khai thác khách hàng cũ, tạo sự trung thành của họ. Bên cạnh đó, Cơng ty nên khuyến khích họ sử dụng sản phẩm thường xuyên. Điều này sẽ làm doanh thu tăng và hoạt động của Công ty cũng phát triển.
Để làm được điều đó Cơng ty cần hiểu rõ những gì khách hàng mong đợi đối với Công ty hay sản phẩm. Cơng ty nên triển khai các chương trình khảo sát, có thể bằng hình thức trực tuyến, nhóm trọng điểm hay thảo luận bàn tròn với khách hàng tiềm năng, hay thông qua những phản hồi trực tiếp khi tiếp xúc chào hàng một đối một.
Các thông điệp của Công ty cần phải đơn giản, trực tiếp, dễ nhớ và dễ hiểu. Thơng điệp cốt lõi chính là bản chất của thương hiệu hay Công ty. Thông điệp này sẽ truyền tải được lợi ích khách hàng nhận được khi họ sử dụng sản phẩm. Nó thu hút, nắm bắt sự quan tâm, tạo lòng trung thành của khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và sử dụng sản phẩm nhiều hơn, thường xuyên hơn.
3.3.3 Quan điểm 3: Xây dựng nhận thức và liên tƣởng thƣơng hiệu của khách hàng đối với sản phẩm, Công ty
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi Doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Cơng ty định vị và quảng cáo sản phẩm của Doanh nghiệp bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, giao tế, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động giao tế có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những họat động và mục tiêu của Doanh nghiệp.
Công ty sẽ truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm cơng chúng quan trọng của mình. Khi truyền đi các thơng điệp này sẽ làm cho sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của Công ty.