Một số nhà cung cấp hàng dệt may chủ yếu cho thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 26 - 29)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

1.2 Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ

1.2.2.2 Một số nhà cung cấp hàng dệt may chủ yếu cho thị trường Mỹ

Mỹ là một thị trường tiêu thụ đầy triển vọng cho nhà sản xuất nào biết tìm hiểu và khai thác để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ. Số lượng hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2006, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may giá trị nhập khẩu là 93.279 triệu USD thì sang năm 2007 con số này lên đến 96.410 triệu USD. Với nhu cầu nhập khẩu ngày càng lớn như vậy, Mỹ đã trở thành một điểm nóng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và xuất khẩu. Và đến năm 2011, con số này đã lên đến101.324 triệu USD. Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường dệt may Mỹ có thể sơ lược như sau:

* Trung Quốc: trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên là quốc gia đứng đầu

về xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và một số thị trường khác trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng đều qua các năm. Năm 2006 là 17.068 triệu USD và đến năm 2011 là 40.658 triệu USD. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng cấp thấp, giá rẻ nhằm vào đại bộ phận dân số Mỹ, những người có thu nhập trung bình. Nếu xem Trung Quốc là đối thủ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất

khẩu hàng dệt may Việt Nam thì vừa đúng mà cũng khơng đúng. Nếu chỉ xét trên bình diện xuất khẩu thì cả hai nước đang cạnh tranh thị phần với nhau. Nhưng xét một cách tổng quát thì Trung Quốc là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho dệt may Việt Nam. Việt Nam gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc. Để chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như trở thành một đối thủ thực sự của dệt may Trung Quốc là một bài tốn khó đối với ngành dệt may Việt Nam.

* Ấn Độ: Trong cuộc chạy đua giành thị phần thì Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ khi

giành vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ kể từ năm 2008. Sau khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ suy giảm và để tuột mất vị trí á quân vào tay Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ tiếp tuc sụt giảm và chỉ đạt kim ngạch 4.600 triệu USD ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn luôn là một đối thủ nặng ký trong cuộc chạy đua giành thị phần xuất khẩu dệt may với Việt Nam. Đây là nước có sự xác định rõ ràng và phát huy thế mạnh của mình bằng việc thành lập riêng Bộ Dệt May để chuyên trách lo về chính sách và thị trường cho sản phẩm mũi nhọn này. Nhờ có sự đầu tư tích cực và đưa ra các quyết sách phù hợp nên dệt may Ấn Độ đã có những bước khởi sắc. Dệt may Ấn Độ vẫn có một thị phần tương đối tại thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu của hai năm 2010 và 2011 lần lượt là 5.375 triệu USD và 5.935 triệu USD. * Bangladesh: ưu thế lớn nhất là chi phí đầu tư thấp, tay nghề cơng nhân khá cao, kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Ngành dệt may Bangladesh có tốc độ tăng trưởng mạnh chưa từng có trong những năm gần đây, chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu thời trang may sẵn của nước này tăng từ 643 triệu USD vào năm 1990 lên 4.653 triệu USD vào năm 2011. Cho đến nay, Mỹ và EU vẫn là 2 nước nhập khẩu chính mặt hàng này của Bangladesh

* Inđônêxia: Dệt may được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Inđônêxia. Inđônêxia luôn là nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong khối Asean. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Inđônêxia năm 2009 đạt 9,26 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu dệt may của Inđônêxia đã tăng trưởng gần 20% so

với cùng kỳ và năm 2011 xuất khẩu dệt may của Inđônêxia đạt kim ngạch 12,1 tỷ USD. Inđơnêxia là nước có lợi thế về nguồn ngun liệu dồi dào. Thị trường xuất khẩu của Inđônêxia khá rộng từ những thị trường truyền thống của Inđônêxia như Mỹ, EU, Nhật Bản đến những thị trường mới như Asean, Trung Đông và Châu Mỹ La Tinh.

Ngành dệt may Inđơnêxia đạt được những kết quả đáng khích lệ trên là nhờ vào chính sách đầu tư đúng đắn của họ. Cũng có giai đoạn ngành dệt may Inđơnêxia đứng trước nguy cơ mất dần thị trường Mỹ do Trung Quốc và các quốc gia Asean khác bán hàng giá rẻ vào Mỹ. Để vực dậy thị phần của mình tại thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Inđônêxia đã phối hợp cùng với Chính phủ thực hiện hàng loạt biện pháp: vẫn tiếp tục giữ vững những mặt hàng xuất khẩu truyền thống đồng thời đa dạng hơn các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ bằng chiến lược đánh vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn như các mặt hàng làm từ sợi thiên nhiên như lụa. Nhờ đó mà, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Inđônêxia vẫn nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu hàng đầu tại Mỹ với kim ngạch năm 2011 là 5.319 triệu USD.

Có thể nói rằng các nhà cung cấp hàng dệt may tại thị trường Mỹ là những đối thủ của dệt may Việt Nam. Mỗi đối thủ của Việt Nam có những điểm mạnh riêng có khác nhau. Điều đó cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường này rất quyết liệt đòi hỏi Việt Nam phải tận dụng và phát huy thế mạnh của mình cũng như có chiến lược kinh doanh phù hợp để đứng vững cũng như mở rộng hơn nữa thị phần của mình ở thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

* Việt Nam: dựa vào bảng 1.2 ta có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may của

Việt Nam sang Mỹ tăng một cách khá ấn tượng. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 3.396 triệu USD, đứng vị thứ tư về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Inđônêxia. Đến năm 2007 là 4.558 triệu USD, dệt may Việt Nam đã bức phá vượt qua Inđơnêxia vươn lên vị trí thứ ba. Năm 2008, dệt may Việt Nam đã tiên một bước dài về tăng trưởng khi vươn lên vị trí thứ hai, vượt qua Ấn Độ và đạt kim ngạch 5.425 triệu USD khi

xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ giảm nhẹ. Tiếp tục trong hai năm 2010 và 2011, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng liên tục và đạt kim ngạch 6.289 triệu USD và 7.196 triệu USD và vững bước với vị trí thứ hai trên thị trường Mỹ. Đây chính là thành quả rất đáng tự hào của ngành dệt may Việt Nam. Dệt may Việt Nam đã đi lên từ con số 0 tròn trĩnh trên bản đồ dệt may thế giới từ những năm 90, nhưng đến hôm nay, dệt may chúng ta đã là một trong những nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên để tiếp tục củng cố hơn nữa vị thế của dệt may Việt Nam trên bản đồ dệt may thế giới là một chặng đường đầy gian nan và đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Bảng 1.2: Các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu sang Mỹ qua các năm 2006- 2011

Đơn vị tính: Triệu USD Quốc gia Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Trung Quốc 27.068 32.323 32.679 31.760 38.470 40.658 Việt Nam 3.396 4.558 5.425 5.332 6.289 7.196 Ấn Độ 5.031 5.104 5.078 4.600 5.375 5.935 Inđônêxia 3.902 4.206 4.241 4.021 4.654 5.319 Thailand 2.124 2.059 1.979 1.451 1.542 1.412 Bangladesh 2.998 3.191 3.537 3.523 4.063 4.653 Sri lanka 1.703 1.590 1.476 1.215 1.229 1.404 Pakistan 3.250 3.170 3.078 2.750 3.064 3.357

Nguồn: Thống kê ngành, thị trường Hoa Kỳ, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam [6,7,8]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 26 - 29)