Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 67)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

2.4 Thực trạng về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường

2.4.7 Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Một trong những yếu tố làm nên thành cơng cho doanh nghiệp đó chính là đội ngũ công nhân viên.

Tuy nhiên tại các doanh nghiệp dệt may hiện nay, nguồn nhân lực lại không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Mặc dù có đến 68% các doanh nghiệp cho rằng tay nghề công nhân của doanh nghiệp mình cao, chỉ có đến 15% cho rằng là thấp và số này nằm chủ yếu trong những công ty thuộc lĩnh vực dệt, 17% là trung bình. Nhưng khi được hỏi về việc đánh giá năng suất lao động của công nhân cơng ty mình thì có đến 63% doanh nghiệp cho rằng năng suất của cơng nhân khơng cao, chỉ có 12% doanh nghiệp cho là cao. Việc nâng cao năng suất lao động cho cơng nhân là rất quan trọng vì nó là yếu tố góp phần làm giảm chi phí cho sản phẩm. Để nâng cao hiệu suất công việc đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết cách tổ chức sắp xếp đội ngũ công nhân sao cho đạt hiểu quả cao nhất.

Đồng thời, thực tế cho thấy các doanh nghiệp thiếu trầm trọng một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chun môn cao cũng như một đội ngũ thiết kế có tay nghề. Qua khảo sát của tác giả thì có đến 28% doanh nghiệp cho rằng tay nghề của nhân viên kỹ thuật của cơng ty mình là yếu, 37% là bình thường và 35% là tốt. Các doanh nghiệp cũng cho rằng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp họ chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đội ngũ marketing cịn yếu khi chưa có khả năng thâm nhập thị trường và tìm kiếm khách hàng. Bộ phận kế hoạch thì chưa sắp xếp được kế hoạch sản xuất phù hợp với đúng tiến trình xuất hàng. Cụ thể, 30% số lượng các doanh nghiệp cho rằng trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý là tốt so với tỷ lệ 45% là trung bình và 25% là yếu.

nhân khiến cho nguồn nhân lực dệt may không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Trong đó u tố quản lý và trình độ của người quản lý là một trong những nguyên nhân gây nên những yếu kém trên.

Bảng 2.8: Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dệt may Đơn vị tính: %

Yếu tố khảo sát Tốt Bình

thường Yếu

Tay nghề cơng nhân 68% 17% 15%

Năng suất lao động của công nhân 12% 25% 63%

Tay nghề đội ngũ kỹ thuật 35% 37% 63%

Trình độ cán bộ quản lý 30% 45% 25%

Nguồn: Theo khảo sát của tác giả 2.4.8 Các khó khăn chung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ

Ngồi các khó khăn về nguyên liệu, về giá cả, mẫu mã sản phẩm, về nguồn nhân lực cũng như về thương hiệu và công tác xúc tiên thương mại đã được tác giả đề cập như trên thì hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng doanh nghiệp mình đều khó khăn về vốn và việc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi theo các chương trình hỗ trợ của Nhà Nước rất khó khăn. Họ đều mong mỏi rằng có sự hỗ trợ của Nhà Nước cũng như các cơ quan ban ngành để doanh nghiệp có thêm được vốn ưu đãi để họ có thể củng cố và mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng được quan tâm như tỷ giá hối đoái, lạm phát cũng là những nhân tố ảnh hường đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Qua phân tích tình hình xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ năm 2006-2011, ta có thể thấy rằng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn đầy tiềm năng của dệt may Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu của dệt may.

Đồng thời, những số liệu được phân tích về thực trạng của dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua cuộc khảo sát của tác giả cho thấy rằng trong những năm qua, dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và đạt được những thành tựu đáng khích lệ khi khai thác thành công thị trường dệt may thế giới và đặc biệt là thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Dệt may Việt Nam còn quá nhiều hạn chế đặc biệt về vấn đề tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu còn thấp, yếu về khâu thiết kế mẫu mã, nguồn nhân lực chưa đáp ứng đủ yêu cầu của ngành...

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh tại thị trường Mỹ rất là mạnh mẽ với các đối thủ nặng ký như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… đòi hỏi dệt may Việt Nam phải khắc phục những hạn chế và yếu kém nói trên để ngày càng phát triển tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Trên cơ sở đó chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp khoa học dựa trên những nội dung đã được phân tích ở trên với giải pháp từ cấp nhà nước đến Hiệp Hội và sau cùng là các doanh nghiệp dệt may.

Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản

phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

3.1 Mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp

 Mục tiêu chung:

Xây dựng thị trường Mỹ thành thị trường xuất khẩu lớn về mặt hàng dệt may của Việt Nam.

Nâng cao tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Tăng nhanh và ổn định kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

 Mục tiêu cụ thể:

Các giải pháp và các kiến nghị được tác giả đưa ra dựa trên định hướng của Ngành Dệt May Việt Nam nhằm các mục tiêu cụ thể sau đây:

Thứ nhất, tăng thị phần của dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ từ 7,1% năm 2011 lên xấp xỉ 9,0% vào năm 2015.

Thứ hai, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên 60%.

Thứ ba, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng dệt may Việt Nam bằng hình thức chuyển dần hình thức gia cơng sang phương thức bán sản phẩm với các thiết kế của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp

Ngành dệt may Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Xuất khẩu dệt may Việt Nam ngày càng có chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ.

Đồng thời xuất phát từ thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam như tỉ lệ xuất khẩu theo phương thức gia cơng cịn cao, các doanh nghiệp còn yếu trong khâu tiếp thị cũng như thiết kế mẫu mã, sự liên kết trong doanh nghiệp trong ngành còn yếu,..là những căn cứ quan trọng để tác giả đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.

phẩm,..mà thị trường Mỹ qui định. Nếu các doanh nghiệp dệt may việt Nam không cải thiện sản phẩm cho phù hợp với những yêu cầu này thì dệt may Việt Nam sẽ giảm thị phần trên thị trường Mỹ.

Mỹ là một thị trường lớn. Do đó, xuất khẩu sang Mỹ bền vững là điều kiện cũng như cơ hội tốt để mở rộng sang những thị trường khác. Cụ thể là EU, Nhật Bản với những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về mẫu mã cũng như chất lượng hàng hóa. Những bài học khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ là những kinh nghiệm quý giá giúp Việt Nam chủ động đáp ứng các yêu cầu của những thị trường này.

3.2 Các giải pháp

Dựa vào mục tiêu, căn cứ đề xuất giải pháp cũng như thực trạng, tác giả đưa ra các giải pháp sau để hồn thiện mục đích đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.

3.3.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu của hàng dệt may Việt Nam 3.3.1.1 Nội dung giải pháp 3.3.1.1 Nội dung giải pháp

Việt Nam hiện nay là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới. Nhưng giá trị gia tăng không cao, đồng thời sự tăng trưởng của dệt may Việt Nam không bền vững. Một trong những nguyên nhân đó là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn xuất khẩu theo hình thức gia cơng, nguồn ngun liệu để sản xuất hàng dệt may là phải nhập khẩu và theo sự chỉ định của khách hàng. Giải pháp này được tác giả đưa ra nhằm giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tránh được tình trạng bị động trong nguồn nguyên liệu, nâng cao vị thế cho ngành dệt may Việt Nam cũng như tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

3.3.1.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp

Thứ nhất: giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Thứ hai: giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiến tới xuất khẩu theo hình thức FOB đúng nghĩa chứ khơng phải là gia công như hiện nay.

3.3.1.3 Các bước thực hiện

Về nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam bao gồm cả nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Trong điều kiện nguồn nguyên liệu trong nước không đủ số lượng cũng như về chất lượng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hàng dệt may xuất khẩu như hiện nay thì để giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may chúng ta phải đề ra chiến lược thực hiện trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Về ngắn hạn: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tìm được một nguồn cung

cấp nguyên phụ liệu từ nước ngoài ổn định, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện các bước sau:

Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng như qua các Hội Chợ Thương Mại ngành hàng dệt may quốc tế để xây dựng được một mạng lưới các nhà cung cấp uy tín và có năng lực, có khả năng cung cấp được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh và thời hạn giao hàng nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Cử nhân viên kiểm tra chất lượng cho mỗi lô hàng nhập khẩu. Hay có thể th những cơng ty giám định có uy tín ở nước ngồi như SGS, Intertek,..để giám định chất lượng cho những lô hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo được sự liên kết mạnh mẽ với nhau để nâng cao vị thế của mỗi doanh nghiệp dệt may Việt Nam với nhà cung cấp.

Về dài hạn: các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chủ động phát triển

nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may.

Phát triển nguồn bông nguyên liệu:

Các doanh nghiệp dệt sẽ khảo sát những vùng đất phù hợp với sự mở rộng phát triển vùng trồng bơng ngun liệu. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các trang trại có quy mơ sản xuất lớn hoặc thông qua hợp tác xã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nơng dân. Do đó, giữa doanh nghiệp và nơng dân phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hợp tác xã sẽ có các chun gia nơng nghiệp để hướng dẫn nông dân trồng những giống bông cho năng suất cao và chất lượng tốt. Sau khi thu hoạch thì sản phẩm sẽ được các doanh nghiệp mua về với giá cả đã được ký kết trước đó hoặc theo giá thị trường tùy theo hợp đồng giữa hai bên. Nếu thực hiện được như vậy thì khơng những nguồn ngun liệu bơng được ổn định mà cịn được tăng dần về quy mô.

Một khi nguồn bông đã được ổn định thì vấn đề ở đây là các doanh nghiệp dệt sẽ phải đầu tư máy móc hiện đại, cơng nghệ tiên tiến cũng như đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn để sản xuất ra nguồn ngun liệu đạt chất lượng để phục vụ cho ngành may.

3.3.1.4 Lợi ích dự kiến:

Doanh nghiệp dệt may: Chủ động về nguồn cung nguyên liệu thì các doanh

nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ tạo được uy tín cao với nhà nhập khẩu. Xuất khẩu theo phương thức FOB sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành dệt may. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ giảm bớt được rủi ro khi giá cả nguyên liệu thế giới tăng cao. Theo thông tin từ Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex, những tháng đầu năm 2011, giá bông nhập khẩu từ thị trường Mỹ tăng mạnh gần 9% so với tuần trước và tăng 74,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá sợi

polyester pha nhập khẩu từ Thái Lan tăng 13,4% so với tuần trước và tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2010.

Đối với nông dân: họ sẽ được hưởng lợi từ việc ứng dụng khoa hoc kỹ thuật

vào sản phẩm, năng suất thu được sẽ cao hơn và quan trọng là họ sẽ khơng cịn phải lo về đầu ra của sản phẩm.

3.3.1.5 Khó khăn

Thứ nhất là để thuyết phục được người nông dân thay đổi phương thức canh tác cũng như để đạt năng suất cao cũng như để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rất là khó khăn.

Thứ hai, theo như khảo sát từ chương 2 của tác giả cũng cho thấy để sản xuất được nguồn vải chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu thì các doanh nghiệp dệt phải đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại. Mà thực tế hiện nay thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khơng đủ nguồn lực tài chính.

Thứ ba, giữa ngành dệt và ngành may chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong khi ngành may phải nhập khẩu vải để sản xuất thì ngành dệt lại xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu 3.3.2.1 Nội dung giải pháp 3.3.2.1 Nội dung giải pháp

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005, khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ thì thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng dệt may, các biện pháp cạnh tranh “phi giá cả” trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hoá, trong rất nhiều trường hợp đã trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh.

3.3.2.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp

phẩm, nâng cao uy tín với khách hàng để ngày càng có thêm nhiều đơn hàng hơn nữa. Thứ hai là nhằm giảm những chi phí phát sinh khi chất lượng hàng hóa khơng đạt. Thứ ba là nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may Việt Nam.

Và để thực hiện được điều này thì địi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt các bước sau.

3.3.2.3 Các bước thực hiện giải pháp

Để tạo ra một sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thì phải bắt đầu từ khâu chọn nguyên phụ liệu. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyồn phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp.

Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của khách hàng về nguyên phụ liệu, cơng nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói, bao bì,..

Đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và ln giữ uy tín trên thị trường thế giới. Muốn vậy tất cả các sản phẩm may mặc xuất khẩu của doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm tra qua một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 67)