Kimngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 44 - 46)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

2.2 Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam

2.2.1 Kimngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, chế độ hạn ngạch giữa các thành viên WTO được xố bỏ thì tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc không những đã đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng ngành tăng khoảng 10% so với năm 2004 đạt 4,47 tỷ USD so với tốc độ tăng trưởng 20% của các năm trước.

Năm 2006, ngành dệt may Việt Nam đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong đó xuất khẩu đạt 5,85 tỷ USD.

Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Nhờ vậy mà Việt Nam đã thốt khỏi sự bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Năm 2007 dệt may xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và đạt kim ngạch 7,73 tỷ USD. Với bước tiến nhảy vọt này đã đưa dệt may xuất khẩu Việt Nam từ vị trí thứ 16 lên vị trí Tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Năm 2008, mặc dù hàng dệt may Việt Nam vẫn bị Mỹ áp đặt cơ chế giám sát đặc biệt và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ cũng như các thị trường khác vẫn tăng và đạt kim ngạch 9,12 tỷ USD.

Trong năm 2009, thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản tăng từ 23% dến 25% so với năm 2008. Nhưng tại thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008. Ngành dệt may Việt Nam cũng đã tiếp cận với thị trường Trung Đông. Xuất khẩu vải, khăn bông và một số phụ liệu sang một số nước như Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Ai Cập,

đã nhập khẩu của Việt Nam số lượng khá lớn, nhất là mặt hàng sợi. Các nước Đông Âu cũ cũng nhập khẩu khá lớn hàng dệt may Việt Nam. Đây chính là bước tiến đáng kể cho ngành dệt may của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giảm đạt 9,07 tỷ USD.

Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang nhiều thị trường lớn có tốc độ tăng khá mạnh so với năm 2009 (ví dụ xuất sang Hàn Quốc tăng 63%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 42%, Nga tăng 25%, Mỹ tăng trên 22%, Nhật Bản tăng 14%, Liên Minh Châu Âu tăng 7%...). Năm 2010 là năm khá thuận khi các nhà nhập khẩu dồn dập đặt hàng của các doanh nghiệpViệt Nam, là một năm thành công của ngành dệt may với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,21 tỷ USD.

Năm 2011, tuy những thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta vẫn đạt con số kỷ lục là 14,04 tỷ USD. Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu dệt may năm nay cao nhất trong 5 năm qua, đó là các đơn hàng xuất khẩu vào các thị trường truyền thống đều tăng như: Mỹ tăng 14%, Châu Âu tăng 41%, Nhật Bản tăng 52%. Hiện nay Việt Nam là nhà cung cấp hàng dệt may thứ 2 vào Mỹ, thứ 3 vào Nhật Bản và thứ 5 vào EU. Ngồi ra, giá xuất khẩu tăng cũng đóng góp trên 12% vào tốc độ tăng trưởng kim ngạch nói trên.

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.

Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh.

Bảng 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ USD Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 KNXK Hàng Dệt May Việt Nam 5,85 7,73 9,12 9,07 11,21 14,04 Tổng KNXK

của Việt Nam 39,83 48,56 62,69 57,10 71,60 96,30

Tỷ trọng (%) 14,69 15,92 14,55 15,88 15,66 14,58

Nguồn: Tổng Hợp từ Số liệu Thống Kê năm 2011, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam và Thống kê ngành, thị trường Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam [9,15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 44 - 46)