Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 78 - 81)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

3.3.3Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

phẩm và xây dựng thương hiệu

3.3.3.1 Nội dung giải pháp

Dệt may là mặt hàng thời trang, vấn đề thương hiệu sản phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm khi mua sản phẩm. Đôi khi cũng một sản phẩm với chất liệu như vậy nhưng khi gắn nhãn mác của những thương hiệu nổi tiếng như Abercrombie & Fitch, Esprit, Calvin Klein, Pierre Cardin, Chanel, Dolce & Gabbana (D&G), Dior….. thì giá cả có thể tăng gấp vài lần hoặc có thể tăng lên vài chục lần. Do đó, thương hiệu đóng một vai trị rất quan trọng đối với sản phẩm cũng như tên tuổi của doanh nghiệp.

Khách hàng chỉ hợp tác kinh doanh được với bạn khi họ biết đến bạn và tin tưởng vào bạn và người tiêu dùng sản phẩm khi họ được thấy nó và được thử nghiệm nó. Vì thế, việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm để giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng, với người tiêu dùng thông qua việc xúc tiến, quảng bá về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

3.3.3.2 Mục tiêu thực hiện giải pháp

Qua công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm của mình, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thứ nhất tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường Mỹ. Thứ hai, có thêm những cơ hội tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu. Như vậy chúng ta đã có thể giảm bớt những chi phí qua trung gian nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ.

3.3.3.3 Các bước thực hiện giải pháp

 Tổ chức các chuyến khảo sát trực tiếp đến thị trường Mỹ

Các doanh nghiệp có thể thơng qua những chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước để từ đó tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Hoặc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam liên kết với nhau tổ chức các chuyến đi thực tế để tìm hiểu tình hình thị trường, các đối tác cũng như nhu cầu thị hiếu của thị trường Mỹ để tìm kiếm các đối tác tiếm năng.

Để tạo thêm niềm tin cho khách hàng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên lập các văn phòng đại diện ở Mỹ. Văn phịng này khơng những là nơi để các doanh nghiệp làm nơi liên hệ với khách hàng mà còn là nơi thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin và tiềm kiếm các đối tác tiềm năng, về tình hình thị trường , cũng như thộng tin về các đối thủ cạnh tranh.

 Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để giới thiệu sản

phẩm, hình ảnh của cơng ty với khách hàng.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thơng qua văn phòng đại diện của Vinatex hoặc thông qua các hội chợ được tổ chức ở Mỹ để chào hàng đến với các đối tác.

Để sản phẩm của mình gây được ấn tượng cho khách hàng thì các doanh nghiệp nên cho ra đời các catologue về sản phẩm của cơng ty với các sản phẩm độc đáo mang tính thời trang tạo ấn tượng cho khách hàng.

 Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải xây dựng thương hiệu riêng

cho mình.

Thương hiệu thường gắn với bản quyền về nhãn mác hàng hố, hình ảnh, logo trên sản phẩm. Thương hiệu phải được xây dựng trên nền tảng chất lượng sản phẩm, mẫu mã và các dịch vụ hậu mãi mà cơng ty có thể cung cấp. Đầu tiên cơng ty cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình. Tiếp đến là tiến hành xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng thương hiệu đó là quảng cáo. Có thể quảng cáo theo cách truyền thống hay qua Internet. Hầu hết, các thương hiệu nổi tiếng thì chi phí quảng cáo của họ chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó, cơng ty cần xây dựng kế hoạch dành chi phí cho quảng cáo. Cơng ty có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo qua báo chí, ấn phẩm, áp phích…hay quảng cáo qua truyền hình hoặc kết hợp nhiều phương tiện quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của mình đến người tiêu dùng. Quảng cáo qua ấn phẩm, báo chí, áp phích… sẽ tốn ít chi phí hơn nhưng khơng đưa hình ảnh về sản phẩm, công ty đến với khách hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi như quảng cáo qua truyền hình. Tuy nhiên,

quảng cáo qua truyền hình rất tốn chi phí và tác dụng lưu giữ hình ảnh khơng tốt bằng qua báo chí, ấn phẩm…nên tùy thuộc vào nguồn kinh phí mà cơng ty lựa chọn hình thức quảng cáo cho phù hợp.

Các doanh nghiệp có thể thông qua website của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam tại địa chỉ http://www.vinatex.com hay Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tại địa chỉ :

http://www.vietnamtextile.org.vn để đăng ký quảng cáo hoặc có thể thơng qua website của doanh nghiệp mình để đưa các mẫu quảng cáo độc đáo. Quảng cáo qua internet thì chi phí sẽ thấp hơn và khả năng lan tỏa rộng hơn bằng các hình thức quảng cáo truyền thống.

3.3.3.4 Lợi ích dự kiến

Thơng qua các chuyến khảo sát trực tiếp đến khách hàng cũng như hội chợ thương mại, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tiếp xúc trực tiếp với hàng ngàn khách hàng trên thị trường Mỹ. Họ có cơ hội tìm hiểu về phong tục tập quán thương mại của các đối tác. Những nhu cầu, thị hiếu của người dân Mỹ để từ đó họ có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể giảm thiểu được các chi phí trung gian.

Xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có được vị thế cao hơn khi đàm phán với khách hàng về giá cả, điều kiện thanh tốn, ..

3.3.3.5 Khó khăn

Như tác giả đã đề cập ở chương 2, thì việc tạo dựng thương hiệu cho hàng dệt may Việt Nam ở thị trường Mỹ sẽ tốn kém rất nhiều chi phí về đăng ký bảo hộ thương hiệu, chi phí quảng bá thương hiệu...mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tài chính của họ khó có thể thực hiện được.

Mặt khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam biết rất ít thơng tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, phần lớn phải thông qua trung gian để xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở khâu sản xuất hàng hóa, cịn khâu tiếp thị sản phẩm rất yếu. Do đó, xây dưng thương hiệu cùng với việc nâng cao khả

năng tiếp thị của các doanh nghiệp dệt may là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong quá trình gia nhập chuỗi dệt may toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 78 - 81)