Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 46 - 48)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

2.2 Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam

2.2.2 Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu

Các sản phẩm dệt may Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 50 nước trên thế giới song mới chỉ tập trung vào một số mặt hàng phổ thông như áo jacket, sơ mi, quần áo bảo hộ lao động, khăn trải bàn, khăn bông, hàng dệt kim.

Sản phẩm hàng dệt kim ngày càng được ưa chuộng.Mặt hàng dệt kim được sản xuất rất đa dạng và được sử dụng rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, song hiện nay mới chỉ được quan tâm tới sản xuất các mặt hàng trên máy đan tròn mà phần lớn là áo Polo-shirt và T-shirt từ sợi cotton và Pe/cotton.Trên thế giới, sản phẩm dệt kim được chia làm 3 loại:

- Hàng dệt kim từ sợi Pe/Cotton thuộc nhóm giá trị thấp và trung bình (3,5- 4USD/sản phẩm).

- Hàng dệt kim từ sợi Cotton thuộc nhóm giá trị khá khoảng 14 USD/Sản phẩm.

- Hàng dệt kim loại cao cấp và đặc biệt: 25-30USD/ Sản phẩm. Loại sản phẩm này chủ yếu dệt từ sợi Cotton chải kỹ có xử lý đốt lơng, làm bóng, chống co.

Mặt hàng dệt kim xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng dệt kim từ sợi Pe/Cotton (75-80%) do vậy kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Nhu cầu thế giới về sản phẩm loại khá và cao cấp là rất lớn nên muốn hàng dệt kim tiếp tục phát triển phải đổi mới cơng nghệ để có khả năng sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.

Về mặt hàng sợi, sợi bông chải kỹ chất lượng cao bước đầu được sản xuất và tiêu thụ, các sản phẩm Cotton/Visco, cotton.Acrylic, Wood/Acrylic, các loại sợi có lõi đàn tính sản xuất phục vụ cho dệt bít tất và đồ lót…

Mặt hàng dệt sử dụng 100% sợi bơng đã khép kín được sản xuất từ nguyên liệu đến hoàn tất sản phẩm để may sơ mi xuất khẩu. Nhiều mặt hàng sợi bông dày được đầu tư thêm cơng nghệ làm bóng, phịng co cơ học đã xuất khẩu được sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản.

Các mặt hàng dùng sợi tổng hợp nhờ đầu tư thêm nhiều thiết bị, trang bị hệ thống se lăn sợi, thiết bị giảm trọng lượng nên chất lượng được nâng cao, hàng giả tơ tằm, giả len sử dụng thích hợp với khí hậu nhiệt đới, làm phong phú thêm các mặt hàng, ngành dệt sợi Petex phát triển thêm tương đối mạnh.

Bảng 2.3: Một số chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2011

Chủng loại

Trị giá xuất khẩu (Triệu USD) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Áo thun 1.011,00 1.510,00 2.091,70 1.948,70 2.320,50 2.631,90 Áo jacket 799,60 987,70 1.197,30 1.104,00 2.140,10 2.979,40 Áo sơ mi 409,70 460,00 498,90 525,50 620,10 780,30 Quần jean 9,50 31,39 50,67 72,40 101,02 117,90 Quần áo thể thao 41,20 103,00 124,94 131,20 89,67 108,69 Quần áo ngủ 31,10 69,10 103,94 110,00 108,99 119,10 Quần áo trẻ em 249,00 287,80 308,67 338,70 443,13 582,28 Màn 57,20 81,90 98,07 133,10 237,86 162,44 Găng tay 69,90 76,40 112,96 121,49 112,83 154,94

Nguồn: Thống Kê Xuất Nhập Khẩu, Trung Tâm Thông Tin Thương mại [17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 46 - 48)