Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 41)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

1.3 Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ

sử dụng phương thức giảm giá hàng hóa và phải có đầy đủ giấy chứng nhận cần thiết theo quy định của Mỹ về tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của doanh nghiệp. Một khi bị nghi ngờ bán phá giá thì sẽ gây rất nhiều khó khăn và thiệt hại cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam như giảm sút đơn hàng, tốn kém chi phí tranh tụng,..Về vấn đề chất lượng thì khi hàng hóa khơng có đầy đủ những u cầu về chứng nhận chất lượng thì hàng hóa có thể sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ, bị tiêu hủy, bị phạt tiền,..Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu cẩn thận những quy định này để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

1.3 Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ Mỹ

1.3.1 Trung Quốc

* Từ tháng 7/1997, Trung Quốc đã kí được hiệp định hàng dệt song phương với Mỹ giúp cho Trung Quốc vượt qua những đối xử khắt khe của các nhà quản lý hàng mậu dịch của Mỹ, làm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của Trung Quốc không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Trung Quốc gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) đã ảnh hưởng lớn hơn nữa đến thị trường cũng như năng lực cạnh tranh hàng dệt may của các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam.

* Bên cạnh đó, Trung Quốc và các nước như: Inđơnêxia, Bangladesh, Mexico…là những nước có chi phí tiền lương nhân cơng thấp, nên giá thành hàng may mặc từ các nước này nhập vào Mỹ thường có giá rẻ. Tuy nhiên, so với các nước thì Trung Quốc có lực lượng lao động đông đảo, năng suất cao tạo ra một lượng sản phẩm dồi dào, nên ngay cả Mexico cũng không thể cạnh tranh lại về phương diện linh hoạt giá cả sản phẩm.

* Đối với hàng may mặc, Trung Quốc xuất vào Mỹ phần lớn là hàng dệt thường, chiếm thị phần cao nhất so với các nước khác là 16,1%, về hàng dệt kim thì Trung Quốc chỉ đứng thứ ba với thị phần chiếm 9,9%.

* Chủng loại hàng dệt may của Trung Quốc rất đa dạng: hàng cấp thấp, bình dân như dồ bộ, sơ mi…chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, hàng thời trang cao cấp tuy không đáng kể nhưng cũng có mặt trên thị trường Mỹ như: complet, veston, quần tây cao cấp…và dù hàng cấp thấp hay cao cấp thì hàng dệt may của Trung Quốc vào Mỹ đều có giá rất rẻ so với mặt hàng cùng loại của các nước khác.

* Các công ty dệt may của Trung Quốc biết sử dụng tối đa hệ thống Thương Mại của người Mỹ gốc Hoa để thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm của mình trên thị trường Mỹ. Đến nước Mỹ người ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần rất cao ở thị trường bình dân và có thu nhập thấp.

1.3.2 Campuchia

Sau khi Campuchia và Mỹ ký kết Hiệp Định Thương Mại năm 1996, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành dệt may Campuchia.

Theo số liệu của Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia (MEF), xuất khẩu hàng dệt may của Campuchia vao Mỹ năm 2004, đạt kim ngạch 1,90 tỉ USD, chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia vào Mỹ.

Năm 2005, chế độ hạn ngạch hàng dệt may toàn cầu được bãi bỏ và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới chấm dứt chế độ thuế quan ưu đãi đối với hàng dệt may các nước đang phát triển, ngành dệt may Campuchia bị ảnh hưởng nặng nề. Một số nhà máy đã phải đóng cửa. Phần lớn cịn lại vẫn tiếp tục hoạt động nhờ vào một chiến lược mà Chính Phủ nước này đã đưa ra vào năm 2001 là: mời tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) giám sát và chứng nhận các điều kiện làm việc ở các công ty. Ngày nay yêu cầu về sản phẩm của người dân các nước phát triển không chỉ dừng lại ở

gốc ở đây bao gồm cả chất liệu tạo ra sản phẩm có nguy hại đến mơi trường hay không, người lao động tạo ra sản phẩm có bị đối xử cơng bằng hay không, Campuchia đã thực hiện được khâu quan trọng về yếu tố con người. Và thành quả đạt được là họ đã thành công khi lôi kéo Nike quay trở lại đặt hàng vào năm 2002, sau khi họ đã rời bỏ Campuchia năm 2000 vì Campuchia sử dụng lao động trẻ em.

Năm 2007, xuất khẩu của Campuchia sang thị trường Mỹ chiếm tới 64% tổng lượng hàng hóa của Campuchia, trong đó mặt hàng may mặc chiếm tới 99% và đạt kim ngạch 2,50 tỉ USD. Năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hàng dệt may của các nước xuất khẩu vào Mỹ đều giảm nhưng hàng dệt may xuất khẩu của Campuchia lại tăng cao hơn so với năm 2008. Đây là do Campuchia nhờ vào lợi thế chi phí và nguồn nhân cơng giá rẻ.

Trong giai đoạn 2010-2011, thế giới đang vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng một lần nữa Campuchia vẫn tiếp tục trụ vững nhờ vào chiến lược đánh vào phân khúc thị trường những người dân có thu nhập trung bình và thấp. Và năm 2011, dệt may Campuchia đã đạt được thành công lớn khi trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 6 trên thế giới, Theo tờ Commercial Daily của Campuchia.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Nghiên cứu những kinh nghiệm thành công của những nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ trong khu vực và trên thế giới giúp ta đúc kết được những bài học có giá trị giúp ích cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong quá trình thâm nhập và khai thác thị trường Mỹ tốt hơn.

- Đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên: liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm dệt may phù hợp hơn với nhu cầu của người têu dùng Mỹ. Đây là kinh nghiệm của Nhật Bản trước đây, sau này là Hàn Quốc và Trung Quốc áp dụng rất thành công.

nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… Thông qua hệ thống bán lẻ rộng rãi của kiều bào và thông qua những doanh nghiệp dệt may của kiều bào, các nước này đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thâm nhập rất hiệu quả vào thị trường Mỹ. Ngoài ra những khách hàng là kiều bào cũng rất được các doanh nghiệp của nước này chú ý vì đây khơng những là người tiêu thụ mà cịn là người giới thiệu sản phẩm đến người tiêu thụ bản xứ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường: Thị trường Mỹ là thị

trường rộng lớn, đa dạng với nhiều phân khúc thị trường, từ sản phẩm cao cấp giá cao cho đến sản phẩm cấp thấp giá rẻ. Thêm vào đó người Mỹ có tính thực dụng cao, giá hàng rẻ luôn là một yếu tố để người Mỹ quan tâm. Đây là bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Đặc biệt Trung Quốc rất thành công trong chiến lược này.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý nguồn nhân lực và yếu tố môi trường: Campuchia đã thành cơng trong chiến lược đón đầu về quản lý nguồn nhân

lực.

- Có chính sách ưu đãi đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực dệt may để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ: Hai nước thực hiện rất thành công chiến lược này là

Campuchia và Trung Quốc. Các nước này dành ưu đãi lớn về thuế cho những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may xuất khẩu sang Mỹ. Qua đó họ vừa nâng được lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ vừa giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút được vốn đầu tư, kỹ thuật, tiêu thụ được nguồn nguyên liệu tại chỗ từ đó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.

- Chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước: Quy hoạch các vùng trồng

bông, trồng dâu, nuôi tằm... tập trung hiện đại hóa ngành dệt trong nước để cung cấp những loại vải đạt chất lượng cao cho ngành may. Qua đó tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Đây là kinh nghiệm của một số nước nhưng nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ.

Kết luận chương 1

Thị trường dệt may Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Để xuất khẩu được vào thị trường này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải hiểu rõ về tập quán thương mại, phong cách kinh doanh của người Mỹ cũng như những luật lệ, quy định của luật pháp nước Mỹ.

Với lợi thế và tiềm năng của mình cùng với những bài học kinh nghiệm về xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của Trung Quốc, Ấn Độ, ngành dệt may Việt Nam có khả năng thâm nhập và tạo vị thế mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường này. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ một mặt giúp chúng ta nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mang lại ngoại tệ cho đất nước, mặt khác cịn thúc đẩy q trình hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Từ những phân tích ở chương 1, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu vào phân tích tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ở chương 2, phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. Tìm ra những hạn chế cũng như nguyên nhân về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam để làm cơ sở cho những giải pháp ở chương 3.

Chương 2:

Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm

dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

2.1 Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ 2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)