Thị trường xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 48 - 51)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

2.2 Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam

2.2.3 Thị trường xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam

Sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường và đang cố gắng mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đến với mọi khu vực trên thế giới từ Châu Á, Mỹ La Tinh cho đến Châu Phi. Những thị trường xuất khẩu chính đóng góp lớn vào

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gồm có.

Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ vẫn đang và sẽ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam. Năm 2005, hàng dệt may Việt Nam đạt kim ngạch vào Mỹ là 4.770 triệu USD. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ tất cả các nước đều giảm, nhưng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt kim ngạch 5.332 triệu USD. Năm 2010,hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khởi sắc trở lại đạt kim ngạch xuất khẩu của hai năm 2010 và 2011 lần lượt là 6.289 triệu USD và 7.196 triệu USD.

Bởi vậy, đây là thị trường rất hấp dẫn khơng chỉ vì dung lượng thị trường lớn mà cịn vì tiềm năng của nó đối với dệt may Việt Nam.

Thị trường EU

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2005 – 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường EU trong năm 2005 ở mức gần 900 triệu USD, tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Năm 2011, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng và đạt kim ngạch 2.506 triệu USD, chiếm khoảng 18% thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Đây cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các đối thủ khác của dệt may Việt Nam. Do đó, để giữ vững được thị trường này địi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa.

Thị trường Nhật Bản

Đây cũng là thị trường trọng điểm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Nhật Bản là nước đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sang Nhật Bản năm 2005 mới đạt 603 triệu USD nhưng đến năm 2011, kim ngạch đã tăng lên 1,684 triệu USD. Mặc dù, thị trường Nhật Bản có những yêu cầu khắt khe về sản phẩm nhưng nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường Nhật Bản thì kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta vào thị trường này sẽ ngày

càng tăng cao hơn nữa.

Các thị trường khác:

Thị Trường Asean: Sau khi là thành viên chính thức của ASEAN vào năm

1995, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang ASEAN đến nay còn khá nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành (chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành). Hàng năm, dệt may xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm sang các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông… Tuy nhiên các nước này không phải là thị trường nhập khẩu chính mà là nước nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công để tái xuất khẩu sang nước thứ ba.

Thị trường Trung Đông: Xuất khẩu sang thị trường Trung Đơng có nhiều

điểm thuận lợi như khả năng thanh toán cao, nhu cầu nhập khẩu cao do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của các nước này chưa phát triển, do các nước này chủ yếu tập trung vào phát triển ngành cơng nghiệp dầu khí, một nguồn tài ngun vơ cùng quý giá. Thêm vào đó, cước vận chuyển đường biển tuy hơi xa nhưng tuyến đường khá thuận lợi. Mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng một số mặt hàng dệt may của Việt Nam đã tỏ ra có khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này như áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động và các loại hàng may mặc mỏng khác với thành phần 100% cotton.

Thị truờng Châu Phi: Với diện tích hơn 30 triệu km2, dân cư khoảng 700 triệu người, thị trường này gần như mới mẻ với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Hàng dệt may xuất sang thị trường này chủ yếu là vào thị trường Nam Phi. Do những khó khăn chồng chất về kinh tế, chính trị, xã hội nhiều nước đã khơng có khả năng thanh toán nợ. Sự bất ổn trên nhiều lĩnh vực và thu nhập thấp là lý do chính hàng may mặc của Việt Nam chưa thâm nhập nhiều vào thị trường này.

Như vậy, trong tất cả các thị trường xuất khẩu của Việt Nam thì Mỹ vẫn là thị trường chiếm ưu thế và tiềm năng nhất đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam cụ thể qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 2.3: KNXK hàng dệt may Việt Nam sang một số thị trường chính qua các năm 2006-2011

Nguồn: Thống kê ngành, thị trường Việt Nam, Hiệp Hội dệt May Việt Nam [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 48 - 51)