Mẫu mã và chất lượng của hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 60 - 62)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

2.4 Thực trạng về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường

2.4.3 Mẫu mã và chất lượng của hàng dệt may Việt Nam

Sản phẩm của ngành dệt may là sản phẩm tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu tất cả mọi người. Người tiêu dùng khác nhau về văn hóa, phong tục tập qn, tơn giáo, khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác…nên sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Do đó địi hỏi sản phẩm dệt may phải phong phú đa dạng. Với dặc điểm

đóng vai trị rất quan trọng. Xu hướng thời trang thế giới liên tục thay đổi địi hỏi phải có nhiều mẫu mã để đáp ứng xu hướng đó. Để có thể đưa ra những mẫu mã mới địi hỏi phải có đội ngũ sáng tạo mốt được đào tạo để có thể tạo ra mẫu mã độc đáo, phù hợp với xu thế thời trang.

Do đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn chủ yếu sản xuất các đơn hàng theo mẫu của đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ căn cứ vào các mốt này để sản xuất dẫn tới giá trị chất xám trong mỗi sản phẩm thấp. Việt Nam chưa có đội ngũ sáng tạo mẫu mốt chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, chưa nắm được các xu hướng thời trang thế giới cũng như nhu cầu thị hiếu của thị trường. Có đến 90% doanh nghiệp cho rằng đội ngũ thiết kế của doanh nghiệp mình chủ yếu là phác họa lại ý tưởng của khách hàng chứ không phải đưa ý tưởng cũng như phác họa thiết kế của mình cho khách hàng. Khi làm hàng xuất đi Mỹ thì đội ngũ thiết kế sẽ căn cứ mẫu mã khách hàng đưa ra và phác họa lại một cách cụ thể những thông số kỹ thuật cũng như đặc điểm của sản phẩm... theo yêu cầu của khách hàng để từ đó đưa vào sản xuất. Có thể xem đội ngũ thiết kế của những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu đi thị trường Mỹ nói riêng giống như những người truyền đạt lại thông tin của khách hàng đến sản xuất chứ không phải thực hiện thiết kế mẫu mã.

Mặc dù làm hàng FOB nhưng các doanh ngiệp không được chủ động tìm nguồn nguyên liệu để sản xuất mà những nhà cung cấp nguồn nguyên liệu chính cũng như một vài nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm phải theo sự chỉ định của nhà nhập khẩu. Có đến 80% nguồn ngun liệu chính cũng như nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm phải sử dụng nhà cung cấp theo sự chỉ định của nhà nhập khẩu, chỉ có 20% nguyên vật liệu sản xuất thì nhà sản xuất được chủ động tìm kiếm nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, tay nghề của đội ngũ cơng nhân kỹ thuật chưa cao. Do đó, chất lượng của sản phẩm khơng ổn định. Có những lơ hàng xuất khẩu khi được đại diện của khách hàng kiểm tra thì khơng đạt hiệu quả, họ buộc nhà sản xuất phải tiến hành xử lý lại cho đạt yêu cầu. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn và tốn kém chi

phí cho nhà sản xuất.

Theo như khảo sát, thì chỉ có 65% những lơ hàng xuất khẩu đi Mỹ đạt yêu cầu về chất lượng ngay lần kiểm tra đầu tiên, 20% là đạt chất lượng trong những lần kiểm tra sau. Trong những trường hợp này thì các nhà xuất khẩu phải chịu nhiều tốn kém như chi phí cho khách hàng kiểm lại hàng, trả phí chênh lệch giữa cước hàng Air và hàng Sea trong trường hợp hàng xuất đi không kịp với ngày nhận hàng. Và 15% còn lại bắt buộc phải xuất hàng không đạt chất lượng và bị nhà nhập khẩu giảm giá sản phẩm.

Biểu đổ 2.7: Tỷ lệ hàng đạt chất lượng khi xuất sang thị trường Mỹ

Nguồn: Theo khảo sát của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 60 - 62)