Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 33 - 35)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

1.2 Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ

1.2.3.2 Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

Mỹ là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), có tham gia Hiệp định đa sợi (MFA- Multi-Fiber Agreement) cho nên hàng dệt may vào nước Mỹ phải tuân thủ những nguyên tắc chung của MFA. Nhưng từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, Hiệp định này đã hết hiệu lực. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, các nước thành viên của WTO không được áp đặt hạn ngạch dệt may với các nước thành viên khác. Riêng với Trung Quốc, Mỹ chỉ mới bãi bỏ hạn kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009.

Như vậy, để kiểm soát lượng hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ, chính phủ Mỹ đã đề ra cơ chế giám sát chặt chẽ hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ nhằm mục đích kiểm sốt mức tăng trưởng hàng dệt may của các nước xuất khẩu vào Mỹ mà có kim ngạch xuất khẩu cao. Cụ thể là Mỹ đã áp dụng cơ chế này đối với hàng dệt may của Việt Nam và Trung Quốc.

Song song đó, Mỹ cịn áp dụng “luật chống phá giá” cho tất cả hàng hóa nhập

khẩu vào Mỹ, trong đó có hàng dệt may. Thuế chống phá giá được ấn định vào hàng nhập khẩu khi người ta xác định được là hàng nước ngoài được bán "phá giá", hoặc sẽ bán phá giá ở Mỹ với “giá thấp hơn giá trị thông thường". Thấp hơn giá trị thơng thường có nghĩa là giá của hàng nhập khẩu vào Mỹ, tức là giá mua hoặc giá bán của nhà xuất khẩu thấp hơn mức giá của hàng hố đó ở nước xuất xứ.

Đồng thời, đạo luật về “cải tiến an tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) đã được Quốc Hội Mỹ thơng qua và chính thức có hiệu lực ngày 15 tháng 8 năm 2008. Đạo luật này tác động trực tiếp đến việc các sản phẩm tiêu dùng và một trong những sản phẩm bị ảnh hưởng bởi luật này là hàng dệt may. Những sản phẩm bị chi phối bởi luật này muốn được nhập khẩu vào Mỹ cần có giấy chứng nhận Hợp Chuẩn được cấp bởi Bên thứ ba do Uỷ Ban An Toàn Hàng Tiêu Dùng Hoa Kỳ (CPSC) công nhận. Đạo luật quy định cụ thể về yêu cầu chứng nhận, các tiêu chuẩn cần được chứng nhận cũng như cách thức xử phạt như thế nào đối với vệc không tuân thủ theo quy định của đạo luật.

Ngoài ra, tại thị trường Mỹ, những quy định mới đối với hàng may mặc, bắt buộc phải có sự kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận của bên thứ ba về việc sản phẩm khơng sử dụng hóa chất độc hại. Các nhà sản xuất phải có báo cáo, phân tích chứng minh nguồn gốc sản phẩm, phải có giấy chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc đố với hàng tiêu dùng tại thị trường Mỹ thì mới được phép nhập khẩu hàng hóa vào thị trường này.

Nhìn chung, những quy định và chính sách của Mỹ đối với sản phẩm dệt may ngày càng khắt khe. Những chính sách này của Mỹ nhằm mục đích siết chặt số lượng cũng như về chất lượng đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 33 - 35)