Kimngạch và thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 51 - 57)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

2.3 Những thành tựu đạt được của ngành dệt may Việt Nam khi xuất sang thị

2.3.1 Kimngạch và thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ

trường chiếm ưu thế và tiềm năng nhất đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam cụ thể qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 2.3: KNXK hàng dệt may Việt Nam sang một số thị trường chính qua các năm 2006-2011

Nguồn: Thống kê ngành, thị trường Việt Nam, Hiệp Hội dệt May Việt Nam [9]

2.3 Những thành tựu đạt được của ngành dệt may Việt Nam khi xuất sang thị trường Mỹ trường Mỹ

2.3.1 Kim ngạch và thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ Mỹ

Qua bảng ta thấy được kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng một cách nhanh chóng. .

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt 3.396 triệu USD, tăng 31,07% so với năm 2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ được thuận

lợi, hạn ngạch ở các Cat hầu như đều hoàn thành 100%.

Thị trường Mỹ chiếm vị trí chủ đạo năm 2007 đạt 4.558 triệu USD, chiếm 58,97% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 34,22%.

Đầu 2007, Mỹ đơn phương áp đặt cơ chế giám sát đặc biệt đối với 5 nhóm hàng dệt may của Việt Nam: quần, áo sơ mi, đồ lót, đồ bơi và áo len. Mặc dù cơ chế này mới chỉ dừng ở việc giám sát số liệu, nhưng đã gây một số bất lợi đối với ngành dệt may của Việt Nam. Các nhà nhập khẩu lớn dè dặt khi đặt hàng tại Việt Nam, thậm chí rút đơn hàng khỏi Việt Nam trong những tháng đầu năm. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 4,73% tổng hàng nhập khẩu của Mỹ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Inđônêxia. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị phía Mỹ đối xử thiếu công bằng so với các nước khác là thành viên WTO như áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007, và sau đó thay thế bằng “Chương Trình Giám Sát Hàng Nhập Khẩu” từ Việt Nam. Mặc dù cơ chế này mới dừng ở việc theo dõi số liệu xuất khẩu của Việt Nam và cứ 6 tháng một lần đánh giá số liệu nhưng nó đã làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này và đã làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực các doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào đặt hàng tại Việt Nam qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong những năm tiếp theo.

Năm 2008 được coi là năm khá thành công của ngành dệt may Việt Nam. Bởi hầu hết các nước trong khu vực đều bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị ngưng trệ. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được sự tăng trưởng ấn tượng với hai con số. Xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ đạt kim ngạch 5.425 triệu USD, chiếm 59,48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, chiếm 45,64% so với tổng giá trị hàng hóa xuất sang Mỹ và tăng thị phần hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ lên 5,82% và chiếm vị trí thứ hai trong số những nước xuất khẩu dệt may hàng đầu vào Mỹ.

thêm vào đó Trung Quốc đã thoát khỏi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu dệt may sang Mỹ. Những yếu tố đó cũng đã tác động đến ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam nói chung và kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ nói riêng và kim ngạch năm 2009 vào Mỹ đã giảm và đạt 5.332 triệu USD.

Năm 2010, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đều tăng kim ngạch so với năm 2009, trong đó hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch với 6.289 triệu USD, chiếm 42,54% tổng kim ngạch và tiếp tục giữ vững vị trí tốp 5 những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thị trường Mỹ.

Năm 2011, Mỹ - thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam chiếm 51,25% tổng kim ngạch với 7.196 triệu USD, tăng 14,42% so với năm trước, trong đó riêng tháng 12 xuất sang thị trường này đạt 619,41 triệu USD, tăng 17,47% so với tháng trước đó. Mặc dù vậy, so với kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may hàng năm của Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chiếm tỷ trọng 7,10 %. Kim ngạch nhập khẩu trung bình hàng dệt may của Mỹ vào khoảng trên 80 tỷ USD mỗi năm.

Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu của dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 KNXK hàng Dệt May sang Mỹ 3.396 4.558 5.425 5.332 6.289 7.196 KNXK Hàng Dệt May Việt Nam 5.850 7.730 9.120 9.070 11.210 14.040 Tỷ trọng 1 (%) 58,05 58,97 59,48 58,79 56,10 51,25 Tổng KNXK sang Mỹ 7.845 10.104 11.887 11.407 14.784 16.927 Tỷ trọng 2 (%) 43,29 45,11 45.64 46,74 42,54 42,51

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2011, Tổng Cục Thống Kê và Thống Kê Ngành, thị trường Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam và theo tính tốn của tác giả ,8,9,15]

Tỷ trọng 1: Tỷ trọng trong tổng KNXK dệt may cả nước

Biểu đồ 2.4: KNXK hàng dệt may sang Mỹ và tổng KNXK hàng dệt may của Việt Nam từ năm 2006-2011

Nguồn: Thống Kê Ngành, thị trường Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam [9]

Bảng 2.5: Thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 KNXK Hàng Dệt May sang Mỹ 3.396 4.558 5.425 5.332 6.289 7.196 Tổng KNNK Hàng Dệt May của Mỹ 93.279 96.410 93.187 81.006 93.279 101.324 Tỷ trọng (%) 3.64 4.73 5.82 6.58 6.74 7.10

Biểu đồ 2.5: Thị phần của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ

Nguồn: Thống Kê Ngành, thị trường Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam [6,7,8,9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 51 - 57)