Giải pháp về nguồn nguyên liệu của hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 72 - 75)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

3.3.1Giải pháp về nguồn nguyên liệu của hàng dệt may Việt Nam

3.3.1.1 Nội dung giải pháp

Việt Nam hiện nay là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới. Nhưng giá trị gia tăng không cao, đồng thời sự tăng trưởng của dệt may Việt Nam khơng bền vững. Một trong những ngun nhân đó là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn xuất khẩu theo hình thức gia cơng, nguồn ngun liệu để sản xuất hàng dệt may là phải nhập khẩu và theo sự chỉ định của khách hàng. Giải pháp này được tác giả đưa ra nhằm giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tránh được tình trạng bị động trong nguồn nguyên liệu, nâng cao vị thế cho ngành dệt may Việt Nam cũng như tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

3.3.1.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp

Thứ nhất: giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Thứ hai: giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiến tới xuất khẩu theo hình thức FOB đúng nghĩa chứ khơng phải là gia công như hiện nay.

3.3.1.3 Các bước thực hiện

Về nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam bao gồm cả nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Trong điều kiện nguồn nguyên liệu trong nước không đủ số lượng cũng như về chất lượng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hàng dệt may xuất khẩu như hiện nay thì để giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may chúng ta phải đề ra chiến lược thực hiện trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Về ngắn hạn: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tìm được một nguồn cung

cấp nguyên phụ liệu từ nước ngoài ổn định, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện các bước sau:

Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng như qua các Hội Chợ Thương Mại ngành hàng dệt may quốc tế để xây dựng được một mạng lưới các nhà cung cấp uy tín và có năng lực, có khả năng cung cấp được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh và thời hạn giao hàng nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Cử nhân viên kiểm tra chất lượng cho mỗi lơ hàng nhập khẩu. Hay có thể th những cơng ty giám định có uy tín ở nước ngồi như SGS, Intertek,..để giám định chất lượng cho những lô hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo được sự liên kết mạnh mẽ với nhau để nâng cao vị thế của mỗi doanh nghiệp dệt may Việt Nam với nhà cung cấp.

Về dài hạn: các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chủ động phát triển

nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may.

Phát triển nguồn bông nguyên liệu:

Các doanh nghiệp dệt sẽ khảo sát những vùng đất phù hợp với sự mở rộng phát triển vùng trồng bơng ngun liệu. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các trang trại có quy mơ sản xuất lớn hoặc thông qua hợp tác xã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nơng dân. Do đó, giữa doanh nghiệp và nơng dân phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hợp tác xã sẽ có các chun gia nơng nghiệp để hướng dẫn nông dân trồng những giống bông cho năng suất cao và chất lượng tốt. Sau khi thu hoạch thì sản phẩm sẽ được các doanh nghiệp mua về với giá cả đã được ký kết trước đó hoặc theo giá thị trường tùy theo hợp đồng giữa hai bên. Nếu thực hiện được như vậy thì khơng những nguồn ngun liệu bơng được ổn định mà cịn được tăng dần về quy mô.

Một khi nguồn bông đã được ổn định thì vấn đề ở đây là các doanh nghiệp dệt sẽ phải đầu tư máy móc hiện đại, cơng nghệ tiên tiến cũng như đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn để sản xuất ra nguồn ngun liệu đạt chất lượng để phục vụ cho ngành may.

3.3.1.4 Lợi ích dự kiến:

Doanh nghiệp dệt may: Chủ động về nguồn cung nguyên liệu thì các doanh

nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ tạo được uy tín cao với nhà nhập khẩu. Xuất khẩu theo phương thức FOB sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành dệt may. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ giảm bớt được rủi ro khi giá cả nguyên liệu thế giới tăng cao. Theo thông tin từ Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex, những tháng đầu năm 2011, giá bông nhập khẩu từ thị trường Mỹ tăng mạnh gần 9% so với tuần trước và tăng 74,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá sợi

polyester pha nhập khẩu từ Thái Lan tăng 13,4% so với tuần trước và tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2010.

Đối với nông dân: họ sẽ được hưởng lợi từ việc ứng dụng khoa hoc kỹ thuật

vào sản phẩm, năng suất thu được sẽ cao hơn và quan trọng là họ sẽ khơng cịn phải lo về đầu ra của sản phẩm.

3.3.1.5 Khó khăn

Thứ nhất là để thuyết phục được người nông dân thay đổi phương thức canh tác cũng như để đạt năng suất cao cũng như để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rất là khó khăn.

Thứ hai, theo như khảo sát từ chương 2 của tác giả cũng cho thấy để sản xuất được nguồn vải chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu thì các doanh nghiệp dệt phải đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại. Mà thực tế hiện nay thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khơng đủ nguồn lực tài chính.

Thứ ba, giữa ngành dệt và ngành may chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong khi ngành may phải nhập khẩu vải để sản xuất thì ngành dệt lại xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 72 - 75)