Thương hiệu của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 63 - 65)

Chương 1 : Cơ sở khoa học và thực tiễn

2.4.5Thương hiệu của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ

2.4 Thực trạng về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường

2.4.5Thương hiệu của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ

Theo thơng tin từ Tập Đồn Dệt May Việt Nam, Việt Nam hiện nay có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp được người tiêu dùng ở Việt Nam biết đến. Cịn tính đến thị trường nước ngồi thì chỉ có một vài doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh thương hiệu của mình ở các nước đang phát triển như Việt Tiến, May 10... vào thị trường Lào, Campuchia, Myama,..

Các chuyên gia khẳng định, vấn đề thương hiệu mới được quan tâm chỉ trong vòng 7 năm trở lại đây trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng kể

trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp một họat động hết sức quan trọng đối với một ngành sản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may.

Còn đối với thị trường Mỹ, qua cuộc khảo sát của tác giả. Các doanh nghiệp dệt may trong ngành xuất khẩu theo hình thức gia cơng (CMT) chiếm 70%, FOB1 – là hình thức FOB nhưng nguyên liệu do chủ hàng chỉ định chiếm 30%, FOB2 – là hình thức FOB nhưng doanh nghiệp sản xuất toàn quyền quyết định về nguồn nguyên và ODM- bán sản phẩm bao gồm cả thiết kế thì khơng có doanh nghiệp nào có thể thực hiện được khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Điều này một phần bởi vì doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường Mỹ.

Muốn xây dựng một thương hiệu tại thị trường ở nước ngoài cho hàng Việt Nam đã khó mà tạo dựng được thương hiệu tại thị trường Mỹ lại càng khó khăn gấp bội. Lý do hàng dệt may Việt Nam chưa có chỗ đứng tại thị trường nước Mỹ được các doanh nghiệp đưa ra qua cuộc khảo sát của tác giả được thống kê lại như sau:

Bảng 2.7: Các khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu ở thị trường Mỹ

Khó khăn Tỷ lệ

Kinh nghiệm trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu ở thị

trường Mỹ 94%

Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu 70% Chi phí phát triển thương hiệu 98% Khả năng giữ vững uy tín thương hiệu 94%

Khả năng cạnh tranh với các thương hiệu bản địa và thương hiệu toàn cầu 98%

Liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Mỹ 50%

Thiếu sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền 96%

Theo kết quả khảo sát, có đến 94% doanh nghiệp được hỏi về nguyên nhân chưa xây dựng được thương hiệu của công ty cũng như cho sản phẩm của mình thì cho rằng vì họ chưa có kinh nghiệm trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu ở thị trường Mỹ. Có đến 70% doanh nghiệp cho rằng họ cũng muốn xây dựng thương hiệu nhưng vì chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu tương đối lớn tiềm lực tài chính có hạn nên họ khơng đủ năng lực để xây dựng tên tuổi. Đồng thời nếu doanh nghiệp đăng ký nhưng không thực hiện việc kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký thì sau 5 năm, bảo hộ khơng cịn hiệu lực, người khác có thể đăng ký mất hoặc nếu đăng ký lại sẽ mất thời gian và chi phí rất tốn kém. Do đó doanh nghiệp phải tốn chi phí để phát triển thương hiệu và đó cũng là một trong những khó khăn đối với 98% doanh nghiệp khi được khảo sát.

Đối với bất cứ thị trường nào cũng vậy, khi đã tạo dựng được thương hiệu đã là một bước thành công đáng kể mà để giữ vững uy tín được thương hiệu lại là một khó khăn lớn hơn nữa. Do vậy, 94% doanh nghiệp cho rằng đây cũng là một trong những khó khăn của họ khi xây dựng và phát triển thương hiệu tại thị trường Mỹ. Với thị trường Mỹ, người tiêu dùng nước này đã quá quen với những thương hiệu nổi tiếng từ hàng chục năm nay và những thương hiệu này được đầu tư và phát triển liên tục. Do đó để tạo được chỗ đứng trên thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với thương hiệu bản địa và toàn cầu và 98% doanh nghiệp cơng nhận điều này. Thêm vào đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Mỹ. Thiếu sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo dựng thương hiệu cho mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may việt nam sang thị trường mỹ (Trang 63 - 65)