Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi phí chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 32 - 34)

Có nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi phí nói chung và hiệu quả quản lý chi phí chuỗi cung ứng nói riêng. Và dưới đây là một số tiêu chí điển hình được tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn cơ sở lý thuyết.

1.3.1 Tỷ lệ tăng giảm chi phí (%)

Với việc so sánh tỷ lệ tăng giảm chi phí (%) qua từng thời kỳ, doanh nghiệp có thể thấy được xu hướng biến động chi phí cũng như xác định được nguyên nhân dẩn đến sự biến động này; từ đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm chi phí.

Cy – Cy-1

Tỷ lệ tăng, giảm chi phí = x 100

Cy-1

1.3.2 Tỷ suất chi phí và chỉ số KPI3 về chi phí chuỗi cung ứng

Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí kinh doanh nói chung được sử dụng trước hết phải tạo ra doanh thu để bù đắp chi phí và có lợi nhuận.Vì thế, để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí có hợp lý hay khơng, chúng ta khơng chỉ so sánh tỷ lệ tăng giảm của chi phí qua từng thời kỳ mà còn phải xét đến sự biến động tăng giảm của chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu và kết quả KPI đạt được.

- Tỷ suất chi phí

Tỷ suất chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí để tạo ra một đồng doanh thu. Tổng mức chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động, tuy nhiên tỷ suất chi phí thường ổn định hoặc biến động rất ít trong nhiều thời kỳ. Vì vậy, đây là một loại chỉ tiêu chất lượng tiêu biểu dùng làm thước đo tính hiệu quả của việc quản lý chi phí nói chung và chi phí chuỗi cung ứng nói riêng. (Phạm Thị Huyền Trang, 2013)

Để sánh tỷ suất chi phí của các thời kỳ, nhiều doanh nghiệp sử dung mức tăng, giảm tỷ suất chi phí (ΔF’).

ΔF’= F’y – F’y-1 (trong đó, F’y là tỷ suất chi phí của kỳ này, F’y-1 là tỷ suất chi phí của kỳ trước, với tỷ suất chi phí là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, để đạt được một đồng doanh thu, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí

và F’=F/M x 100 (F: tổng chi phí, M: tổng doanh thu, F’: tỷ suất chi phí) và tỷ suất chi phí càng giảm càng tốt (Phạm Thị Huyền Trang, 2010).

- Chỉ số KPI về chi phí

Ngồi tỷ suất chi phí thì chỉ số KPI cũng được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Các chỉ số KPI về chi phí rất hữu ích trong việc so sánh với mức chuẩn của công ty hay so sánh với kết quả của năm trước nhằm xác định vị trí của cơng ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí. (Trần Kim Dung, 2011).

Bảng 1.2: Chỉ số KPI về chi phí chuỗi cung ứng của cơng ty Savina

Chỉ tiêu Chỉ số KPI (% chi phí/tổng doanh thu) 2008 2009 2010 2011 2012

Chi phí sản xuất 80% 79% 79% 78% 78%

Chi phí quản lý chuỗi cung ứng 0,5% 0,5% 1% 1% 1%

Chi phí lưu kho 1% 0,9% 0,9% 0,8% 0,8%

Chi phí vận chuyển 3% 2% 2% 1% 1%

Chi phí vốn bị chiếm dụng 5% 5% 4% 4% 4%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2008-2012 của Savina)

1.3.3 Tỷ lệ chi phí chuỗi cung ứng (SCCR)

Để đo lường hiệu quả của việc quản lý chi phí chuỗi cung ứng, có thể dùng chỉ số tỷ lệ chi phí chuỗi cung ứng SCCR (Supply chain cost volume ratio) (Drury, 2004, trang 273)

Lợi nhuận rịng – Chi phí chuỗi cung ứng Lợi nhuận ròng

Chỉ số lợi nhuận rịng của cơng ty trừ đi tổng chi phí của chuỗi cung ứng thể hiện khả năng kinh doanh tốt của cơng ty có thể bù đắp chi phí khơng được phân bổ và tổng chi phí. Một cơng ty được cho là kinh doanh có lợi nhuận khi chỉ số lợi nhuận rịng lớn hơn tổng chi phí chuỗi cung ứng và cơng ty nên quản lý mức chi phí chuỗi cung ứng càng thấp càng tốt và dĩ nhiên là tốt nhất khi thấp hơn lợi nhuận rịng. Nếu chi phí chuỗi cung ứng lớn hơn lợi nhuận rịng, nghĩa là cơng ty đang kinh doanh lỗ và việc kinh doanh lỗ này chỉ nên thực hiện khi công ty đang theo đuổi các chiến lược thâm nhập thị trường mới hay phát triển thêm phân khúc thị trường.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp vào tỷ lệ lợi nhuận biên của yếu tố chi phí. Nếu chỉ số này càng gần về 0, hoạt động của cơng ty đang trong tình trạng nguy hiểm và ngược lại. Nếu lợi nhuận rịng giảm, tổng chi phí chuỗi cung ứng cũng phải giảm; nếu lợi nhuận ròng tăng, tổng chi phí chuỗi cung ứng hầu như cũng tăng theo.

“Nếu tỷ lệ SCCR tăng là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp, ngược lại, không nên để tỷ lệ này giảm vì điều đó chứng tỏ cơng ty đang quản lý chi phí chuỗi cung ứng khơng hiệu quả.” (Annelie và Anders, 2012, trang 3)

Hình 1.7: Khung phân tích chi phí chuỗi cung ứng

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ lược khảo cơ sở lý thuyết chi phí chuỗi cung ứng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)