Phân tích các nhân tố tác động đến chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 60 - 64)

2.3 Thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của cơng ty

2.3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm t

màn hình vi tính của cơng ty TNHH điện tử Samsung Vina

2.3.3.1 Việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng

Mặc dù ban lãnh đạo Savina biết trước những lợi ích từ việc chia sẻ thông tin đúng lúc trong chuỗi cung ứng, song những thất thoát vẫn liên tục diễn ra trong chuỗi cung ứng do việc thiếu thông tin hay cập nhật thông tin quá trễ từ các bên trong chuỗi

cung ứng. Cụ thể, hàng năm Savina phải chịu chi phí hủy nguyên vật liệu do việc thay đổi từ nguyên vật liệu này sang nguyên vật liệu khác nhằm giảm giá thành sản phẩm hay tăng tiện ích cho sản phẩm (thơng thường, việc thay đổi này là bắt buộc, khơng thể trì hỗn cho đến khi sử dụng hết nguyên vật liệu cũ vì nó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm tivi và màn hình vi tính của Samsung trên thị trường trong và ngoài nước) và việc hủy bỏ nhu cầu sản xuất của những dòng sản phẩm EOL đã được các bên thống nhất trước khi quyết định EOL.

Trong trường hợp thay đổi nguyên vật liệu, nếu như bộ phận R&D, bộ phận bán hàng, bộ phận marketing, bộ phận kỹ thuật và bộ phận kế hoạch cập nhật và chia sẻ những thơng tin này kịp lúc thì bộ phận mua hàng có thể hoạch định lại kế hoạch đặt hàng để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do việc hủy hàng.

Đối với vấn đề EOL, nếu như bộ phận bán hàng và bộ phận marketing chia sẻ tình hình bán hàng đối với những dịng sản phẩm EOL thường xuyên và nhanh chóng cho bộ phận kế hoạch và bộ phận mua hàng thì bộ phận kế hoạch có thể thơng báo cho cơng ty mẹ và yêu cầu họ giúp đỡ xử lý hàng tồn kho của những nguyên vật liệu của dòng sản phẩm EOL bằng cách chuyển những sản phẩm này qua nước khác sản xuất hay bộ phận mua hàng có thể ngưng mua hoặc mua với số lượng tối thiểu những nguyên vật liệu cho các dịng sản phẩm này.

Bảng 2.24: Chi phí hủy nguyên vật liệu của Savina giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Kết quả theo năm So sánh tỷ lệ tăng, giảm (%)

2008 2009 2010 2011 2012 09/08 10/09 11/10 12/11

Chi phí hủy hàng do thay đổi

nguyên vật liệu 2,48 2,9 4,22 5,06 7,32 15 31 16 31 Chi phí hủy nguyên vật liệu do

vấn đề EOL 0,96 1,15 3,41 5,37 5,51 17 66 37 3

Tổng chi phí hủy nguyên vật

liệu 3,44 4,05 7,63 10,43 12,83 15 47 27 19

Trong giai đoạn 2008-2012, chi phí hủy nguyên vật liệu liên tục tăng, đặc biệt là chi phí hủy nguyên vật liệu do EOL. Chi phí này tăng mạnh từ 2010 đến 2012 do sản lượng và danh mục xuất khẩu của Savina tăng trong giai đoạn này và các dòng sản phẩm xuất khẩu chiếm phần lớn chi phí hủy hàng do EOL vì các bộ phận kế hoạch- xuất khẩu và bộ phận mua hàng khơng nhận được thơng tin về tình hình bán hàng EOL của cơng ty mẹ nên họ vẫn lên kế hoạch và mua hàng theo số lượng EOL các bên đã thống nhất.

Về chi phí hủy hàng do thay đổi nguyên vật liệu cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn này và tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2012 vì Savina thực hiện nhiều chiến lược giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh về giá trên thị trường trong nước. Mặc dù bộ phận bán hàng và marketing là người đề xuất nghiên cứu việc thay đổi nguyên vật liệu nhằm giảm giá thành sản phẩm, bộ phận R&D và bộ phận kỹ thuật là các bộ phận tham gia trực tiếp vào quy trình nghiên cứu này, bộ phận kế hoạch và bộ phận mua hàng là các bộ phận thực thi kết quả của nghiên cứu, nhưng thông tin không được cập nhật cho 2 bộ phận này, vì vậy, họ vẫn lên kế hoạch sản xuất và mua hàng theo nguyên vật liệu cũ cho đến khi nhận được thông tin thay đổi thì đã quá muộn để có thể xử lý hàng tồn kho.

2.3.3.2 Biến động về nhu cầu sản xuất

Dựa trên số liệu nhu cầu sản xuất theo dự báo và nhu cầu sản xuất thực tế qua 12 tháng của năm 2012 (khoảng cách giữa thời gian dự báo và thực tế là 8 tuần theo thời gian đặt hàng trung bình của một số nguyên vật liệu), chúng ta thấy sự biến động về nhu cầu sản xuất như sau:

- Khách hàng châu Phi

Bảng 2.25: Biến động nhu cầu sản xuất sản phẩm màn hình vi tính năm 2012

Đơn vị: chiếc Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T 11 T12 Dự báo 9.750 9.500 8.500 10.500 10.000 6.000 5.000 5.500 4.500 6.000 2.700 3.880 Thực tế 5.300 5.700 12.578 4.850 8.195 3.000 2.400 1.358 2.600 3.850 910 1.160

Bảng 2.26: Biến động nhu cầu sản xuất sản phẩm tivi năm 2012 Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T 11 T12 Dự báo 15.051 15.201 21.079 15.350 18.196 9.001 7.400 6.858 7.101 9.851 3.610 5.040 Thực tế 20.351 20.901 33.659 20.201 26.392 12.001 9.801 8.216 9.701 13.701 4.521 6.201

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2008-2012 của Savina)

Có thể nói biến động nhu cầu sản xuất theo dự báo của sản phẩm tivi và màn hình vi tính của khách hàng châu Phi so với nhu cầu thực tế rất lớn, cụ thể, nhu cầu thực tế giảm so với nhu cầu dự báo trung bình là 42% đối với sản phẩm vi tính và tăng 35% đối với sản phẩm tivi. Con số này vượt xa chỉ số KPI của Savina là 10-20% cho sự chênh lệch này.

- Khách hàng Iran

Bảng 2.27: Biến động nhu cầu sản xuất sản phẩm màn hình vi tính năm 2012

Đơn vị: chiếc Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T 6 T7 T8 T9 T 10 T11 T12 Dự báo 22.380 1.000 44.450 40.850 60.000 0 10.000 33.000 30.000 19.200 38.760 0 Thực tế 0 35.650 39.350 39.400 80.600 0 0 40.250 40.000 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2008-2012 của Savina)

Nhu cầu sản xuất các sản phẩm màn hình vi tính cho khách hàng Iran biến động liên tục qua từng tháng và nhu cầu thực tế tăng trung bình 245% so với nhu cầu dự báo, một con số kỷ lục về mức chênh lệch giữa dự báo và thực tế.

2.3.3.3 Thách thức của sự không chắc chắn

Việc dừng dây chuyền sản xuất do nhà cung cấp giao hàng trễ chủ yếu xảy ra đối với hàng JIT vì những sự cố bất ngờ như cúp điện, xe tải của nhà cung cấp bị hư, kẹt xe, khuôn sản xuất của nhà cung cấp gặp vấn đề kỹ thuật…

Ngoài ra, hàng năm Savina phải đối diện với những thách thức của sự không chắc chắn khác như ảnh hưởng của thời tiết, tình hình kẹt cảng và đình cơng địi tăng lương giảm giờ làm của các công nhân cảng, dẫn đến lịch tàu bị hoãn lại làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của Savina và thường Savina sẽ phải sử dụng phương

thức vận chuyển hàng không bất thường trong những trường hợp này để đáp ứng các nhu cầu sản xuất gấp, từ đó, làm phát sinh chi phí vận chuyển hàng khơng bất thường.

Bảng 2.28: Thống kê số lần ngưng dây chuyền sản xuất do các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Số lần ngưng dây chuyền sản xuất do

nhà cung cấp giao hàng trễ 2 2 1 5 7

Số lần dừng dây chuyền sản xuất do

thời tiết xấu, kẹt cảng và đình cơng 3 2 4 3 5

Số lần dừng dây chuyền sản xuất 5 4 5 8 12

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của phòng sản xuất Savina, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)