Kế hoạch thực hiện hoạt động mua hàng theo hình thức VMI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 88)

(Nguồn: Tổng hợp từ kinh nghiệm làm việc thực tế của tác giả tại Savina, 2013)

Kế hoạch hoạt động T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

1. Phân tích tính khả thi của việc ứng dụng VMI cho nguyên vật liệu được chọn 2. Tiến hành đàm phán với nhà cung cấp về giá cả và điều khoản hợp đồng VMI 3. Thực hiện ký kết hợp đồng VMI

4. Thông báo việc mua hàng VMI cho các bộ phận có liên quan trong chuỗi và cùng nhau thống nhất quy trình làm việc.

5. Thiết lập các thơng tin liên quan đến quy trình mua hàng VMI trên hệ thống SAP (master data) 6. Tiến hành đặt đơn hàng VMI đầu tiên

- Tổng hợp và xem xét tình hình thu mua nguyên vật liệu hiện tại, từ đó phân loại giá trị mua hàng theo từng nhà cung cấp.

- Thông qua số liệu mua hàng đã được tổng hợp, bộ phận mua hàng sẽ liệt kê các nhà cung cấp chính và chủ động làm việc với nhà cung cấp để thực hiện việc mua hàng theo hình thức VMI

- Tiến hành benchmark quy trình VMI tại các nhà máy ở khu vực Đơng Nam Á để hồn thiện hoạt động VMI tại nhà máy Savina.

Có thể nhận thấy những lợi ích từ việc áp dụng hình thức mua hàng dưới dạng VMI đối với hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, việc thực hiện thành cơng biện pháp này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí của chuỗi cung ứng. Để ứng dụng hình thức mua hàng VMI, địi hỏi cơng ty phải đáp ứng một số yêu cầu của nhà cung cấp như lượng hàng mua đủ lớn với giá trị cao, kho VMI phải nằm gần khu vực nhà máy của công ty và phương pháp quản lý cũng phức tạp hơn (như khâu thanh toán, quản lý việc giao hàng từ kho VMI đến nhà máy…), nên khi thực hiện biện pháp này cần phải lưu ý những vấn đề trên để phân bổ nguồn lực cho hợp lý.

Hai là, cải thiện công tác quản lý công nợ

- Chủ động phối hợp với bộ phận kế hoạch của công ty mẹ trong việc nhắc nhở và yêu cầu khách hàng nước ngoài, đặc biệt là khu vực Châu Phi, Iran thực hiện thanh toán đúng hạn.

- Xây dựng và phát triển lộ trình thay đổi điều kiện thanh tốn khi bán hàng cho các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những khách hàng thường xuyên thanh toán chậm.

- Thường xuyên tổng hợp, phân tích và báo cáo thời gian thu hồi công nợ, thời gian thanh toán chậm của khách hàng trong các cuộc họp chuỗi cung ứng hàng tuần nhằm thơng báo tình hình cơng nợ cho các bộ phận trong chuỗi, đặc biệt là bộ phận

bán hàng và marketing, để họ chú trọng hơn đến việc theo dõi việc thanh toán của khách hàng sau khi bán hàng.

3.4 Kiến nghị

- Đối với cơng ty mẹ

Hồn thiện mức độ chính xác của dự báo nhu cầu xuất khẩu

Công ty mẹ phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu và những biến động của thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu để có thể đưa ra các dự báo càng chính xác, càng tốt.

Điều chỉnh chỉ số KPI

Hiện tại, công ty mẹ đang áp dụng chỉ số KPI thống nhất cho các tháng trong năm và cho tất cả các nhà máy thuộc tập đoàn Samsung trên toàn thế giới nên dẫn đến sự bất cập trong việc quản lý vì tình hình hoạt động của từng tháng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thị trường và chính sách của cơng ty.., chẳng hạn, trong khu vực Đông Nam Á, công ty Samsung Malaysia là công ty lớn nhất trong khu vực với những điều kiện thuận lợi như số lượng nhà cung cấp nội địa chiếm đến 50%, và trên 80% nguyên vật liệu được mua dưới dạng VMI nên họ sẽ dễ dàng đạt được chỉ số KPI về hàng tồn kho trên 60 ngày hay chi phí vận chuyển hàng khơng bất thường; từ tháng 12 đến tháng 3 là khoản thời gian cho việc thực hiện hoạt động LPR đối với các dòng sản phẩm mới nên chỉ số KPI về chi phí vận chuyển hàng khơng bất thường có thể tăng hơn bình thường; từ tháng 9 đến tháng 12 là tháng cao điểm sản xuất nhằm phục vụ cho các dịp lễ tết nên mức tồn kho trong giai đoạn này sẽ cao hơn bình thường… Dựa trên đặc thù như vậy, cơng ty mẹ có thể đặt ra chỉ số KPI riêng cho từng tháng, từng công ty để dễ so sánh kết quả làm việc.

Công ty mẹ phải là cầu nối thực sự để các chi nhánh công ty trong khu vực Đông Nam Á trao đổi, chia sẻ thông tin cũng như phản hồi thông tin về những khó khăn vướng mắc của các chi nhánh trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và trong hoạt động chuỗi cung ứng nói riêng

Phát huy hơn nữa vai trị của cơng ty mẹ trong việc trong việc tập hợp, liên kết các chi nhánh công ty Samsung trong khu vực Đông Nam Á để tăng cường hợp tác, hỗ

trợ nhau trong tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính.

Chia sẻ chiến lược mua hàng của những nguyên liệu có giá trị mua hàng cao hay có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất (những nguyên vật liệu dung để sản xuất cho nhiều dòng sản phẩm)

Để tránh những rủi ro do các yếu tố khách quan như thời tiết, xu hướng thị trường… công ty mẹ nên chia sẻ chiến lược mua hàng của những nguyên liệu có giá trị mua hàng cao hay có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất. Dựa trên chiến lược mua hàng của công ty mẹ, các công ty chi nhánh sẽ vạch ra chiến lược riêng cho cơng ty mình nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho sản xuất và bán hàng của công ty.

- Đối với chính phủ và các cơ quan hữu quan

Tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý cho thủ tục khai nhận hàng hóa

Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống khai hải quan điện tử nhằm đẩy nhanh tốc độ khai nhận hàng hóa cũng như rút ngắn thời gian giao dịch.

Khơng ngừng hồn thiện cơ chế và chính sách điều hành xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, nhà nước đang áp dụng chính sách đóng thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng đối với tất cả các doanh nghiệp thay vì cho doanh nghiệp nợ khoản thuế này trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai nhận hàng hóa và chính sách này đã có ảnh hưởng lớn đến quy trình hoạt động của các cơng ty, cụ thể là thời gian nhận hàng sẽ lâu hơn vì các cơng ty cần thời gian cho việc phê chuẩn nộp thuế từ bộ phận kế toán và CFO và thời gian cho việc chuẩn bị tiền mặt.Với lead time nhận hàng lâu như vậy sẽ thường xuyên ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của các công ty và hiệu quả hoạt động của công ty.

Tăng cường định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước

Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh và nâng cao trình độ sản xuất để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe trong quá trình hội nhập.

Sử dụng đồng loạt các biện pháp cơng cụ vốn có của Nhà nước như lãi suất, tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng quy mơ và có đủ năng lực tài chính để đáp ứng các điều kiện của nhà cung cấp của các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi như cơng ty Samsung và từ đó, có thể trở thành một trong những đối tác của Savina tại thị trường trong nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Toàn bộ nội dung chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng của cơng ty TNHH điện tử Samsung Vina, nội dung chính của các giải pháp này đó là cơng ty cần chú trọng đến việc tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng, đổi mới quy trình quản lý LPR, EOL, thay đổi nguyên vật liệu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ cập nhật của dự báo, duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác trong chuỗi, khắc phục hạn chế về chi phí lưu kho, lưu bãi thơng qua đẩy mạnh hình thức mua hàng dưới dạng VMI. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích một số nội dung, bao gồm:

1/ Phân tích định hướng phát triển của cơng ty nói chung và của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính nói riêng.

2/ Đưa ra 5 giải pháp đối với chuỗi cung ứng của công ty, cụ thể, nội dung của 5 giải pháp xoay quanh vấn đề giảm chi phí thành phần của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính và khắc phục những hạn chế dẫn đến việc gia tăng mức chi phí chuỗi qua các năm.

Năm giải pháp được đề cập trong chương 3 là những nội dung mà các bộ phận trong chuỗi cung ứng của công ty TNHH điện tử Samsung Vina nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất trong cùng ngành nói chung cần lưu ý, để từ đó, dựa vào điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mình mà lựa chọn lần lượt các giải pháp hoặc kết hợp các giải pháp với nhau để vận dụng vào doanh nghiệp một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại cơng ty TNHH điện tử Samsung Vina, với các câu hỏi nghiên cứu:

- Các thành phần chi phí chuỗi cung ứng là gì?

- Việc quản lý chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại cơng ty TNHH điện tử Samsung Vina có những hạn chế nào?

- Một số giải pháp gì được đề xuất nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại cơng ty TNHH điện tử Samsung Vina.

Từ những lý thuyết về các thành phần chi phí của chuỗi cung ứng cũng như các nhân tố tác động đến chi phí của chuỗi, tác giả đã tiến hành phân tích chi tiết thực trạng của chi phí chuỗi cung ứng, từ đó rút ra những hạn chế trong quy trình quản lý chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính và đây chính là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại công ty TNHH điện tử Samsung Vina. Như vậy, chương 1 đã trả lời câu hỏi nghiên cứu 1, chương 2 trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 và chương 3 trả lời câu hỏi nghiên cứu 3.

Kết quả đạt được của nghiên cứu

Một là, trình bày các khái niệm, đặc điểm, vai trò liên quan đến chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, mơ hình chuỗi cung ứng và các yếu tố dẫn dắt kết quả của chuỗi cung ứng. Đồng thời, đề tài cũng nêu lên cơ sở lý thuyết của 5 loại chi phí thành phần của chuỗi cung ứng và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của chuỗi.

Hai là, đề tài đã giới thiệu chung về Savina, phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của Savina trong giai đoạn 2008-2012. Sau đó, đề tài đi sâu phân tích thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính cũng như các nhân tố tác động đến chi phí của chuỗi. Thơng qua phân tích thực trạng chi phí, tác giả đã ghi nhận những kết quả mà Savina đã đạt được và nêu lên những tồn tại cần khắc phục trong quản lý chi phí chuỗi cung ứng. Những tồn tại đó có nguyên nhân khách quan và

chủ quan xuất phát từ Savina. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định hướng phát triển và giải pháp cụ thể nhằm giảm chi phí của chuỗi trong chương 3, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Savina.

Ba là, để có cơ sở đưa ra những giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại Savina, đề tài đã trình bày định hướng phát triển của công ty đến năm 2020. Dựa vào những tồn tại đã được tác giả phân tích ở chương 2, tác giả đã xây dựng hệ thống bốn giải pháp nhằm giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại Savina. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và công ty mẹ nhằm tạo điều kiện để tăng cường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nói riêng và giảm chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại Savina nói riêng.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, hạn chế trước hết là ở phạm vi nghiên cứu; nghiên cứu này chỉ được tiến hành tại một công ty TNHH điện tử Samsung Vina – là một cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi và chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm tivi và màn hình vi tính, nên tính khái quát của đề tài không cao, không thể ứng dụng cho các công ty sản xuất sản phẩm khác và các công ty trong nước.

Thứ hai, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 5 loại chi phí thành phần của chuỗi mà chưa đo lường các khoản chi phí chất lượng như chi phí phịng ngừa (chi phí lựa chọn nhà cung cấp mới, chi phí đầu tư khn sản xuất…), chi phí kiểm tra (chi phí đánh giá, phân loại nhà cung cấp, chi phí kiểm tra khn sản xuất và khả năng sản xuất của nhà cung cấp), chi phí sai hỏng, thất bại do xử lý chậm trễ các trường hợp hàng hóa bị hư hỏng… nên chưa thể bao quát hết tồn bộ chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính tại cơng ty TNHH điện tử Samsung Vina.

Cuối cùng, đó là nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn với số liệu nghiên cứu chỉ trong giai đoạn 5 năm 2008-2012, nên kết quả phân tích chưa thể mang tính bao quát hoàn toàn. Mặt khác, hạn chế về hiểu biết và khả năng của tác giả cũng là điều đáng quan tâm.

Tất cả những hạn chế trên sẽ là tiền đề cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Như vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu (các cơng ty sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh, các doanh nghiệp trong nước…); có thể nghiên cứu thêm các yếu tố chi phí chất lượng ảnh hưởng đến chi phí của tồn chuỗi cung ứng; có thể thực hiện nghiên cứu thường xuyên, định kỳ trong một thời gian dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

Công ty TNHHH điện tử Samsung Vina, Bộ phận tài chính, 2008. Báo cáo

thường niên năm 2008. Tháng 12 năm 2008.

Công ty TNHHH điện tử Samsung Vina, Bộ phận tài chính, 2009. Báo cáo

thường niên năm 2009. Tháng 12 năm 2009.

Công ty TNHHH điện tử Samsung Vina, Bộ phận tài chính, 2010. Báo cáo

thường niên năm 2010. Tháng 12 năm 2010.

Công ty TNHHH điện tử Samsung Vina, Bộ phận tài chính, 2011. Báo cáo

thường niên năm 2011. Tháng 12 năm 2011.

Công ty TNHHH điện tử Samsung Vina, Bộ phận tài chính, 2012. Báo cáo

thường niên năm 2012. Tháng 12 năm 2012.

Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2011. Quản trị cung ứng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Tiến Dũng, 2009. Quản trị điều hành. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động. Nguyễn Cơng Bình, 2008. Quản lý chuỗi cung ứng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

Nguyễn Tuấn Việt, 2012. Đo lường mức chi phí tiết giảm trong chuỗi cung ứng.

< http://supplychaininsight.vn/home/homepage/98-

supplychain72205915/scplan79216934/557-%C4%91o-l%C6%B0%E1%BB%9Dng- m%E1%BB%A9c-chi-ph%C3%AD-ti%E1%BA%BFt-gi%E1%BA%A3m-trong- chu%E1%BB%97i-cung-%E1%BB%A9ng.html>. [Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2013].

Peter Bolstorff và Robert Rosenbaum, 2011. Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Ngọc Lý và Thúy Ngọc, 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 88)