(Nguồn: Tổng hợp từ kinh nghiệm làm việc thực tế của tác giả tại Savina, 2013)
Lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu, đặc biệt là hàng tồn kho trên 60 ngày do vấn đề tồn đọng số lượng EOL hàng thành phẩm trung bình chiếm từ 10% đến 30% giá trị hàng tồn kho của chuỗi cung ứng, đặc biệt là năm 2012 khi Savina đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu sang sản phẩm tivi LCD, LED, PDP và màn hình vi tính LCD thì số lượng các sản phẩm EOL càng cao, dẫn đến giá trị tồn kho cao (do các sản phẩm này có giá thành đắt hơn sản phẩm tivi CRT). Do đó, nếu quản lý tốt quy trình EOL, Savina có thể tiết giảm chi phí vốn bị chiếm dụng vào hàng tồn kho từ 10% đến 30%.
Đối với quy trình quản lý việc thay đổi nguyên vật liệu (ECN)
Hiện tại, quy trình này vẫn cịn nhiều bất cập do việc cập nhật thông tin chậm trễ và không đồng bộ giữa các bộ phận, làm tăng giá trị hàng tồn kho của nguyên vật liệu cũ do không giải quyết được tồn kho trước khi áp dụng việc thay đổi sang ngun vật liệu mới, qua đó, làm tăng chi phí vốn bị chiếm dụng, bên cạnh đó, cịn dẫn đến chi phí hủy hàng nguyên vật liệu cũ và chi phí vận tải hàng khơng bất thường cho nguyên vật liệu mới cao.
Hàng tồn kho của các nguyên vật liệu cũ do quản lý kém hiệu quả việc thay đổi nguyên vật liệu thông thường chiếm 5% trên tổng giá trị hàng tồn kho và chi phí vận
Bộ phận kế hoạch của Savina Bộ phận kế hoạch của cơng ty mẹ Nhóm chức năng quản lý dự án EOL Bộ phận mua hàng Các bộ phận khác Bộ phận bán hàng và marketing
chuyển hàng không bất thường phát sinh do việc thay đổi nguyên vật liệu chiếm 2% trong tổng chi phí vận chuyển hàng khơng bất thường, vì vậy, nếu thực hiện hiệu quả biện pháp này, công ty có thể tiết kiệm 5% chi phí vốn bị chiếm dụng vào hàng tồn kho và 2 % chi phí hàng khơng bất thường do việc quản lý khơng tốt quy trình thay đổi nguyên vật liệu.