Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 30 - 34)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Cơng thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ- NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mơ hình Tổng Cơng ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển đến nay, VietinBank đã phát triển theo mơ hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến 31/5/2013, hệ thống mạng lưới của VietinBank bao gồm 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch; 148 chi nhánh trong nước, 03 chi nhánh nước ngồi, 944 phịng giao dịch/quỹ tiết kiệm; 1.829 máy rút tiền tự động (ATM); 02 Văn phòng đại diện trong nước và 01 Văn phòng đại diện tại Myanmar; và 07 Công ty con; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngồi ra, VietinBank cịn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của VietinBank (chi tiết tại Phụ lục 1) gồm các thành phần sau: (i) Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của

VietinBank

(ii) Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân hàng. Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng. (iii) Ban Điều hành bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, Kế tốn trưởng: điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng.

(iv) Ban kiểm soát là cơ quan kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Ngân hàng.

(v) Ngoài ra bộ máy của VietinBank cịn có các Khối nghiệp vụ và các chi nhánh.

2.1.3 Quy mơ và năng lực tài chính:

2.1.3.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của NH TMCP Cơng thương VN: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VietinBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012

Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530

Dư nợ cho vay và đầu tư 349.353 429.932 467.879

Trong đó: Dư nợ cho vay 234.205 293.434 333.356

Nguồn vốn huy động 339.699 420.212 460.082

Vốn chủ sở hữu 18.201 28.491 33.625

Trong đó: Vốn điều lệ 15.172 20.230 26.218

Lợi nhuận trước thuế 4.638 8.392 8.168

Tỷ lệ cổ tức 13,47% 20% 16%

ROA 1,5% 2,03% 1,7%

ROE 22,1% 26,74% 19,9%

Tỷ lệ nợ xấu 0,66% 0,75% 1,46%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 8,02% 10,57% 10,33%

2.1.3.2 Các hoạt động kinh doanh chính:

Huy động vốn

Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống cịn 8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà VietinBank phải vượt qua.

Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thơng qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN, đến 31/12/2012, số dư huy động đạt 460 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với chỉ tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện; Huy động vốn VNĐ chiếm tỷ trọng 81%/Tổng nguồn vốn. Thị phần nguồn vốn của VietinBank chiếm khoảng 12% nguồn vốn tồn ngành.

Hoạt động tín dụng:

Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012). Sang quý III/2012, kinh tế vĩ mô được cải thiện. Với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/gói tín dụng mục tiêu như cho vay nơng nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh,... tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2012 của VietinBank đạt 333 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm - đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng.

VietinBank nghiêm túc tuân thủ định hướng chính sách tín dụng của NHNN và đặt ra các quy định nội bộ chặt chẽ nhằm kiểm soát chất lượng nợ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 được kiểm soát ở mức 1,46% trên tổng dư nợ.

Hoạt động đầu tư được phát triển theo hướng tăng cường khả năng sinh lời. Tính đến cuối năm 2012, qui mơ hoạt động đầu tư của VietinBank đạt giá trị 134,5 nghìn tỷ đồng và chiếm 26,7% tổng tài sản. Bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống, trong năm 2012, VietinBank đã triển khai thành công nhiều sản phẩm đầu tư hiện đại như quyền chọn lãi suất, hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo, các sản phẩm phái sinh hàng hóa nhằm hỗ trợ phục vụ các nhu cầu về quản lý rủi ro lãi suất và tỷ giá của ngân hàng và khách hàng.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Doanh số giao dịch trên thị trường liên Ngân hàng năm 2012 của VietinBank đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, vươn lên dẫn đầu thị trường với thị phần doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường Liên ngân hàng đạt gần 20% và đứng thứ 2 về thị phần giao dịch trên thị trường 1 với doanh số hơn 11 tỷ USD. Quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần so với năm 2011 nhờ cải tổ phương pháp quản trị hệ thống và tăng cường công tác bán hàng trực tiếp.

Hoạt động thanh toán trong nước:

Với chất lượng dịch vụ thanh toán ngày càng được cải tiến, tăng trưởng thị phần, uy tín và thương hiệu VietinBank. Doanh số thanh toán đạt 7.300 ngàn tỷ đồng. Doanh số thu phí đạt 447 tỷ đồng.

Hoạt động thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại:

Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của VietinBank luôn tăng trưởng bền vững qua các năm, thị phần được giữ vững và tăng nhẹ. Năm 2012, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt hơn 32 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011. Thị phần chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Dịch vụ thẻ và Ngân hàng điện tử:

- Dịch vụ thẻ: VietinBank tiếp tục dẫn đầu thị trường về thị phần thẻ ATM (11 triệu thẻ - chiếm 23% thị phần) và thẻ tín dụng quốc tế (gần 400 ngàn thẻ - chiếm 9,5% thị phần); và là ngân hàng có hệ thống POS đứng đầu thị trường.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử: Nhờ phát triển đầy đủ hơn các dịch vụ Ngân hàng điện tử qua IPAY, VBH, SMS banking đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách

hàng, trong năm 2012 số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng cao với gần 2,6 triệu lượt khách hàng, luỹ kế đạt hơn 5 triệu lượt.  Hoạt động tiền tệ kho quỹ:

Trong năm 2012, tồn hệ thống VietinBank đã thực hiện tốt cơng tác an tồn kho quỹ, khơng để xảy ra thiếu mất quỹ gây rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Tổng doanh số thu chi tiền mặt năm 2012 đạt 2,4 triệu tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)