Đảm bảo cân đối giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 79 - 80)

7. Những điểm mới của luận văn

3.2.3 Đảm bảo cân đối giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ

Thực chất đây là việc áp dụng chiến lƣợc cân đối giữa TSC và TSN hay quản trị thanh khoản cân bằng. Bất kỳ một sự mất cân đối nào giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến những rủi ro về thanh khoản. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản. Sacombank cần xem lại cơ cấu danh mục TSC - TSC cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trƣờng; cơ cấu lại dƣ nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

Qua việc phân tích TSC – TSN theo chu kỳ đáo hạn thực tế, Sacombank vẫn còn chênh lệch giữa các kỳ hạn, các kỳ hạn ngắn bị thâm hụt trong khi các kỳ hạn dài hơn đều thặng dƣ. Tuy nguồn thặng dƣ này có thể dùng để tài trợ cho các khoản mục tài sản ngắn hạn khác nhƣng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, Sacombank nên cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn theo kỳ hạn sao cho tận dụng đƣợc để vừa đảm bảo an toàn thanh khoản, vừa đảm bảo khả năng sinh lời. ALCO giám sát chặt chẽ danh mục TSC - TSN theo kỳ hạn của ngân hàng, yêu cầu sự phối hợp của phòng Quản lý vốn, phòng Quản lý rủi ro và phòng Kinh doanh vốn kiểm tra trạng thái thanh khoản ròng hàng tháng.

Cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSC, sinh lời chủ yếu nhƣng có nguy cơ rủi ro cao, ảnh hƣởng lớn đến khả năng thanh khoản. Do đó, phải có biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay và đối tƣợng cho vay, công khai, minh bạch và giám sát việc thực hiện đảm bảo khoản tiền vay. Trong giai đoạn hiện nay, Sacombank cũng cần tập trung vào việc giảm thiểu nợ xấu, giải quyết tài sản đảm bảo đối với những khoản vay khơng cịn khả năng thanh tốn, thực hiện bán nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) để giải quyết các khoản khơng cịn khả năng thu hồi.

Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Ƣu tiên đầu tƣ vào các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhƣng vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh doanh. Nghiêm túc thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc của NHNN, phải duy trì một tỷ lệ dự trữ có tính thanh khoản cao bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản khác. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Sacombank

69

tiếp tục chú trọng đến các tài sản thanh khoản hay những giấy tờ có giá nhƣ trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN để chủ động khi có biến động hơi bất thƣờng về cung cầu thanh khoản trong hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)