1.3. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu thực tiễn phát triển tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước châu Á có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam đó là:
- Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là một kênh đáp ứng vốn quan trọng cho nền
kinh tế, là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế. Hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc phân phối vốn góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo định hướng để thực hiện thành công công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Một ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là mơ hình phù hợp với yêu cầu tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ cơng nghiệp hóa -hiện đại hóa. Chính vì vậy chính phủ cần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém trong giai đoạn hiện nay, ban hành khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa.
- Thứ hai, cần thiết phải xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững
mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khơi thơng vốn trong và ngoài nước để phục vụ cho
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, cần phải phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm cung ứng vốn tín dụng cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Thứ ba, chính phủ và ngân hàng nhà nước cần định hướng đầu tư tín dụng,
cơ cấu tín dụng của các ngân hàng thương mại vào các ngành mũi nhọn, đặc biệt là các ngành xuất khẩu có thế mạnh, các chương trình, dự án, các vùng và khu vực kinh tế trọng điểm tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, cần phải minh bạch hóa trong tín dụng ưu tiên, giảm sự can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, thay thế dần bằng một hệ thống điều hành gián tiếp phù hợp với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. Những biện pháp quản lý hành chính cứng nhắc, mệnh lệnh áp đặt sẽ không đem lại sự linh hoạt và năng động vốn có trong nền kinh tế thị trường, làm giảm tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Thứ tư, khi các NHTM chưa đủ khả năng phân phối một cách hữu hiệu,
việc kiểm soát luồng vốn vào ra khỏi quốc gia là cần thiết, tránh sự di chuyển một cách ào ạt ra khỏi quốc gia, tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu của nền kinh tế.
- Thứ năm, sử dụng linh hoạt cơng cụ lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục cho
vay. Lãi suất phải được sử dụng một cách linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô trong từng thời điểm cụ thể. Thực hiện nguyên tắc “lãi suất thực dương”, lãi suất huy động phải cao hơn tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay phải cao hơn lãi suất huy động. Thủ tục vay vốn phải được đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng nhưng đảm bảo tính an tồn, và hiệu quả.
3 Kết luận chương 1
Chương 1 tập trung làm rõ tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể là:
- Tổng quan về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự phát triển
kinh tế - xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhân tố nguồn vốn.
- Tổng quan về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương 1 cũng giới thiệu kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Chương 1 làm căn cứ cho việc phân tích thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên trong Chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GĨP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN