Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 81 - 84)

2.6. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển tín dụng ngân hàng góp

2.6.3. Nguyên nhân khác

Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa thuận lợi:

Hệ thống pháp luật ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng so với yêu cầu của một nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì vẫn cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ đơi khi cịn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn trong quá trình vay vốn, phát mãi tài sản… Chẳng hạn, nhiều chính sách, cơ chế quản lý tín dụng chưa hồn chỉnh và thiếu đồng bộ; chính sách đất đai cịn nhiều hạn chế như công tác quy hoạch tổng thể về sử dụng đất đai chưa hoàn chỉnh; việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay chưa được NHNN ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể kịp thời, trên thực tế xử lý tài sản thường kéo dài vì các NHTM khởi kiện khách hàng xong thì thời gian thi hành án là rất lâu, thường phải trên 1 năm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng…

Thứ hai, môi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn định:

Thị trường trên địa bàn tỉnh thiếu đồng bộ, thiếu tính dự báo. Các chính sách vĩ mơ nhất là chính sách tiền tệ, nhà đất thay đổi và có nhiều biến động gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nền kinh tế ngoài quốc doanh cịn ít. Mơi trường cạnh tranh cịn yếu, khơng lành mạnh như móc ngoặc, tham nhũng, gây khó khăn cho người làm ăn nghiêm túc. Quy hoạch cịn mang tính chấp vá, nhiều quy hoạch treo làm cho các nhà đầu tư lo ngại, không yên tâm.

Thứ ba, hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập như:

- Nguồn thơng tin tín dụng tại NHNN còn đơn điệu, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin, cụ thể một số thơng tin như tình hình tài chính, xếp hạng khách hàng, thông tin ngành,… chưa được cập nhật thật chi tiết, thông tin về việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu chưa rõ về dư nợ và thời điểm phát sinh,… đã làm ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay tại các NHTM.

- Việc cung cấp thơng tin cịn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của các TCTD. Đối với khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với các TCTD nào thì CIC hồn tồn khơng hề có thơng tin gì về khách hàng.

- Ngân hàng nhà nước tỉnh cũng bố trí cán bộ và trang thiết bị kết nối với CIC. Các NHTM cũng xây dựng mạng lưới thu thập, cung cấp thông tin từ các chi nhánh về trung tâm điều hành và kết nối với CIC, xây dựng tổ chức bộ máy riêng thực hiện việc cung cấp thơng tin tín dụng gắn với việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng tại hầu hết các NHTM cịn manh mún, thiếu tính liên kết và tinh thần hợp tác nên vẫn chưa hiệu quả và còn phụ thuộc vào CIC.

Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngân hàng chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt một số nghiệp vụ kinh doanh và cơng nghệ mới thì một số Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát nội bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khi có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

Hoạt động giám sát vẫn còn nhiều bất cập: phương pháp giám sát hiện đại về hình thức, song nội dung giám sát bị hạn chế do các chỉ tiêu giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, đội ngũ cán bộ mỏng và khả năng phân tích, đánh giá cũng như dự báo còn hạn chế; giám sát từ xa chưa gắn chặt với phân tích, xử lý thơng tin; hệ thống thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu giám sát, kiểm toán nội bộ chưa phát huy được vai trị, trong nhiều trường hợp chỉ là hình thức để hợp lý hóa; sự phối hợp đồng bộ giữa 3 bộ phận giám sát (từ xa, tại chỗ, xử phạt) chưa đạt được sự đồng bộ, đặc biệt là chưa bảo đảm được sự độc lập của cơ quan giám sát.

Thứ năm, rủi ro do sự thay đổi môi trường tự nhiên như thiên tại, dịch bệnh,

phương có thể mạnh trong xuất khẩu chủ yếu là nông sản như cà phê, đậu phụng ngân, tiêu hạt, bắp hạt, hạt điều và các loại thủy sản. Đặc điểm của ngành nghề này là rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM để kinh doanh nông sản, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay.

Thứ sáu, cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng NHTM của

Ngân hàng nhà nước còn nhiều bất cập…

Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng tỉnh trong thời gian tới là làm sao khắc phục được những tồn tại như đã nêu trên để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và phát triển tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên nói riêng.

4 Kết luận chương 2

Chương 2 đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

Trên cơ sở đánh giá và phân tích hệ thống số liệu thực tế, luận văn đã rút ra những thành tựu cần được tiếp tục duy trì và thực hiện cũng như những tồn tại và nguyên nhân gây ra những tồn tại để làm cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên trong đến thời gian sắp đến ở chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GĨP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Định hướng về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)