Định hướng về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 84 - 88)

3.1.1. Định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

Trên cơ sở phân tích những tồn tại của mơ hình tăng trưởng; kinh nghiệm, lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bối cảnh trong nước và ngoài nước; các nguồn lực; các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tỉnh, ngày 10 tháng 9 năm 2013 UBND tỉnh Phú Yên đã ra QĐ số 1533/QĐ-UBND Phê duyệt đề án chuyển dịch CCKT tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:

3.1.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm cơng nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao và bền vững. Phấn đấu đến năm 2017, kinh tế Phú Yên đạt trên mức trung bình chung cả nước.

Các chỉ tiêu chủ yếu: (i) Giai đoạn 2011-2015:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trong giai đoạn 2011-2015 tăng 12,5-13%/năm, trong đó giá trị gia tăng ngành nông – lâm – thủy sản từ 4 - 4,5%/năm; giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng 15 - 15,5%/năm; giá trị gia tăng ngành dịch vụ 13 - 13,5%/năm.

- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015: ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 19 - 19,5%; công nghiệp - xây dựng 40 - 41,5%; dịch vụ 39 - 40%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 36 - 37 triệu đồng - Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển trong 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện khoảng hơn 55 nghìn tỷ đồng

(ii) Giai đoạn 2016-2020:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trong giai đoạn 2016 - 2020 là 16-17%/năm.

- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2020: ngành nông – lâm - thủy sản khoảng 10 - 10,5%; công nghiệp - xây dựng 48 - 48,5%; dịch vụ 41 - 41,5%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 70-75 triệu đồng, bằng 1,1 lần so mức trung bình tồn quốc.

- Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển trong 5 năm, giai đoạn 2016-2020 thực hiện khoảng hơn 124 nghìn tỷ đồng

3.1.1.2. Nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong điều kiện của tỉnh Phú Yên hiện nay, vai trò to lớn của vốn đối với phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện như là một điều kiện tất yếu đảm bảo thực hiện nhanh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế. Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đã đưa quan điểm về vốn đầu tư như sau: “Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho

quá trình phát triển: huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Công khai các dự án và áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng. Ưu tiên phân bổ vốn cho các huyện, thị xã, thành phố, ngành thực hiện tốt đầu tư xây dựng cơ bản; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu tư”

Bảng 3.1 cho thấy tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển giai đoạn 2011 –

2020 khoảng 180 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 56 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 124 nghìn tỷ đồng.

Giai đoạn 2011 – 2020, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 31.7 nghìn tỷ đồng chiếm 17.6% trong tổng nhu cầu vốn; vốn tín dụng là 31.2 nghìn tỷ chiếm 17.3%; vốn của doanh nghiệp và dân cư là 50.4 nghìn tỷ đồng chiếm 28%; vốn FDI và vốn khác là 66.7 nghìn tỷ đồng chiếm 37.1%

Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư tỉnh Phú Yên thời kỳ 2011 – 2020

Nguồn: Phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên

Để vốn đầu tư phát huy cao hiệu quả nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý thì việc bố trí vốn đầu tư cho các ngành các lĩnh vực kinh tế là hết sức cần thiết và quan trọng.

Hàng năm, trung ương trợ cấp khoảng gần 50% tổng thu ngân sách cho địa phương do thực trạng thu ngân sách hàng năm của tỉnh không đủ bù chi (năm 2012 thu ngân sách 1,450 tỷ đồng trong khi chi ngân sách là 2,912 tỷ đồng); tích lũy nộ bộ từ nền kinh tế thấp dẫn tới khả năng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn hẹp nên việc bố trí vốn đầu tư cần được tập trung tránh dàn trải gây lãng phí. Vốn ngân sách cần tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng như: giao thơng, thốt nước, thuỷ lợi, những cơng trình mang tính thử nghiệm, các cơng trình cơng cộng.Vốn tự có của doanh nghiệp để đầu tư chiều sâu đổi mới máy móc cơng nghệ. Nguồn vốn của nhân dân tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại dịch vụ. Vốn tín dụng tham gia vào các dự án, công trình có nguồn thu, chủ yếu tập trung vào phát triển sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao trong công nghiệp; nông, lâm, ngư diêm nghiệp, thương mại dịch vụ.

2011 - 2020 2011 - 2015 2016 - 2020

Tổng nhu cầu vốn đầu tư nghìn tỷ đồng 180 56 124

-Vốn đầu tư từ NSNN nghìn tỷ đồng 31.7 9.7 21.9

-Vốn tín dụng nghìn tỷ đồng 31.2 10.1 21.1

-Vốn của doanh nghiệp và dân cư nghìn tỷ đồng 50.4 15.6 34.8

-Vốn FDI và vốn khác nghìn tỷ đồng 66.7 20.6 46.1

Tỷ trọng % 100 100 100

-Vốn đầu tư từ NSNN % 17.6 17.4 17.7

-Vốn tín dụng % 17.3 18 17

-Vốn của doanh nghiệp và dân cư % 28.0 27.8 28.1

-Vốn FDI và vốn khác % 37.1 36.8 37.2

Thời kỳ

Dự báo nhu cầu vốn vay NHTM:

Như đã phân tích dự báo ở trên, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh Phú n khoảng 180 nghìn tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn vay NHTM chiếm từ 17% - 18% (khoảng 31.2 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm 3.12 nghìn tỷ đồng). Qua đây có thể thấy tín dụng ngân hàng có vai trị quan rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới.

3.1.2. Định hướng về phát triển tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

Để thực hiện tốt Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên cần phải được hoàn thiện theo định hướng như sau:

Một là, các NHTM trên địa bàn đóng vai trị chủ đạo và đi đầu về quy mơ

hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hoạt động an toàn, thúc đẩy cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Hai là, tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của

các NHTM trên địa bàn.

Ba là, tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay của các NHTM cho phù hợp

với yêu cầu hội nhập và đặc điểm kinh tế của tỉnh

Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm các dự

án có hiệu quả để chủ động đầu tư, nhất là các dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung cho vay phát triển kinh tế xã hội tỉnh, nhất là các dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Năm là, chủ động chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu kinh tế Sáu là, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các NHTM theo yêu cầu Thủ

tướng Chính phủ, NHNN.

Bảy là, thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân

phẩm chất, đạo đức tốt nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM phát triển nhanh và bên vững góp phần chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Một vài chỉ tiêu hoạt động ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015:

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân giai đoạn từ 20 - 25%/năm - Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân vốn đối với nền kinh tế 10 – 12%/năm . Trong đó tín dụng trung và dài hạn duy trì 40% - 45% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 20%, công nghiệp và xây dựng chiếm 39%, các ngành dịch vụ chiếm 41%

- Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay và các cam kết bảo lãnh hàng năm của tồn ngành khơng q 3%.

- Đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa và làm hàng xuất khẩu.

- Điều hành chính sách tín dụng theo hướng tập trung nguồn vốn trung dài hạn để cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được dễ dàng. Cho vay chuyển dịch cơ cấu được thực hiện theo các nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo an toàn hiệu quả.

- Việc thực hiện nhiệm vụ cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đặt trong tổng thể nhiệm vụ, định hướng hoạt động của ngành, đặc biệt là gắn liền với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững. Cho vay chuyển dịch cơ cấu được thực hiện theo nguyên tắc gắn liền với mục tiêu kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn định.

3.2. Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)