Nguyên nhân từ phía các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 78 - 79)

2.6. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển tín dụng ngân hàng góp

2.6.1. Nguyên nhân từ phía các NHTM

Thứ nhất, nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chủ yếu vẫn thực hiện theo các hình thức mang tính truyền thống, cịn các hình thức huy động mới có tính hấp dẫn hơn chưa được áp dụng kịp thời và tuyên truyền rộng rãi, các điểm giao dịch để nhận tiền gửi vẫn còn chậm mở rộng theo yêu cầu; phong cách và thái độ phục vụ của giao dịch viên vẫn còn chậm đổi mới nhất là đối với những địa bàn cạnh tranh chưa cao.

Thứ hai, nhiều NHTM trên địa bàn trong chiến lược kinh doanh của mình

đang tập trung khai thác, phát huy các sản phẩm truyền thống, tập trung cho vay các khách hàng lớn ở vùng đơ thị, cho vay ngồi địa bàn tỉnh, chưa chú trọng mở mang thị trường nơng nghiệp, nơng thơn vì ở đó cịn khó khăn về mặt địa lý, môi trường, về nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ làm tăng chi phí khoản vay cũng như q trình theo dõi thu hồi nợ gặp khó khăn. Mặt khác khả năng sản xuất hàng hóa của khu vực nông nghiệp, nông thơn cịn hạn chế, tư tưởng làm ăn tự cung, tự cấp còn nặng nề, tư duy làm ăn nhỏ là phổ biến, vì vậy nhu cầu vốn không nhiều, không tập trung và thiếu tính khả thi. Điều này làm hạn chế mở rộng tín dụng; làm giảm vai trị tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nội bộ nơng nghiệp nói riêng của các NHTM.

Thứ ba, hệ thống các NHTM chưa mạnh dạn triển khai, hoặc triển khai rất ít

các phương thức cho vay đồng tài trợ, phương thức cho vay thấu chi, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát

hành và sử dụng thẻ tín dụng… đối với khách hàng, đây là những phương thức cho vay có khá nhiều ưu điểm như giảm được thời gian đi lại của khách hàng, cùng các ngân hàng khác có thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm thẩm định quản lý dự án để cùng cho vay…

Thứ tư, trình độ của cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự đổi mới, đặc biệt là kỹ

năng thẩm định dự án, kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Chất lượng thẩm định dự án cịn hạn chế dẫn đến việc đánh giá tính khả thi và định kỳ hạn nợ không đáng tin cậy, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo để quyết định cho vay. Đối với cán bộ tín dụng trẻ, có năng lực và trình độ nhưng lại thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu hiểu biết về địa bàn và khách hàng vay vốn, thiếu tầm nhìn định hướng chiến lược kinh doanh… Mặt khác, một số cán bộ còn lại từ cơ chế cũ trước đây chuyển sang thêm vào đó một bộ phận cán bộ kém năng lực, phẩm chất đạo đức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, trên thực tế đã có những cán bộ cho vay thơng qua cị tín dụng, nâng khống giá trị tài sản, thẩm định khơng trung thực tính khả thi của của dự án, phương án để cho vay, sau đó vay ké hoặc lấy tiền của khách hàng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng tín dụng và uy tín của các NHTM đối với khách hàng.

Thứ năm, nhiều ngân hàng hạn chế nhận tài sản đảm bảo ngoài bất động sản

đồng thời việc định giá tài sản đảm bảo không sát với giá thị trường, đặc biệt có một số ngân hàng định giá tài sản là đất nông nghiệp chỉ định giá theo đơn giá của UBND tỉnh, nên còn rất thấp so với giá trị thực tế chuyển nhượng tại địa phương, điều đó ảnh hưởng nhất định đến mức cho vay của khách hàng.

Thứ sáu, thủ tục hành chính trong quan hệ tín dụng của các NHTM trên địa

bàn đối với khách hàng còn quá phức tạp, các cơ chế chính sách của Nhà nước chậm được hướng dẫn sửa đổi, nhiều khi khơng cịn phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)