Những tồn tại của phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 74 - 78)

Thứ nhất, khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của các NHTM trên địa

bàn tỉnh Phú Yên còn hạn chế và cơ cấu nguồn vốn còn bất hợp lý.

Trong thời gian qua nguồn vốn huy động tại chỗ của các NHTM trên địa bàn tăng trưởng khá, bình quân 23%/năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tín dụng trên địa bàn tỉnh do vậy phải sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của các NHTM còn hạn chế, nếu khơng có các giải pháp thích hợp sẽ ảnh hưởng đến kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó khi NHTM phải nhận điều hòa vốn từ ngân hàng cấp trên với lãi

suất cao hơn lãi suất huy động tại địa phương sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự vững chắc, vốn trung dài hạn huy động được quá thấp (chiếm khoảng 9% tổng nguồn vốn huy động). Điều này làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu cho vay trung, dài hạn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và khả năng cung ứng vốn của NHTM. Vốn trung và dài hạn quá thấp do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Phú Yên – đây là vấn đề nan giải nhất hiện nay.

Thứ hai, chính sách tín dụng chưa rõ ràng; quy trình, thủ tục cho vay cịn nhiều bất cập; thời gian thẩm định cho vay còn kéo dài.

Quy chế cho vay giao cho các NHTM quy định cụ thể nghiệp vụ cho vay phù hợp với đặc điểm hoạt động nhưng việc cụ thể hóa của các NHTM vẫn chưa kịp thời, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong quá trình giải quyết cho vay, các NHTM vẫn chưa thực hiện đơn giản thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện của địa phương mà vẫn đảm bảo tính pháp lý cao. Quy trình cấp tín dụng cịn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai.

Thời gian thẩm định hồ sơ cho vay đa số các NHTM trên địa bàn quy định đối với cho vay ngắn hạn là 5 ngày và trung dài hạn là 15 ngày từ khi nhận đủ bộ hồ sơ cho vay. Thời gian cho vay hiện nay nhiều NHTM trên địa bàn thường ấn định thời gian cho vay ngắn hạn là một năm, trung hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, không quan tâm đến nguồn trả nợ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của dự án, phương án để cho vay, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Thứ ba, công nghệ ngân hàng cũng như mạng lưới viễn thông phát triển

không đồng bộ, chỉ tập trung ở các vùng đơ thị, đơng dân, cịn vùng sâu, vùng xa còn chưa phát triển, nên cũng hạn chế việc tiếp cận tín dụng của người dân. Điều đó giải thích tại sao các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nơng thơn cịn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh tốn, bảo hiểm nơng

nghiệp, bảo hiểm tín dụng nơng nghiệp cịn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm.

Thứ tư, hoạt động tín dụng của các NHTM chưa tác động đúng mức đến

chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản của tỉnh Phú Yên; khối lượng tín dụng và mạng lưới chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và đóng góp vào GDP của khu vực này.

Mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân hàng năm là 21% nhưng cơ cấu tín dụng cho các ngành kinh tế chưa phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (Biểu đồ 2.1 và biểu đồ 2.5). Theo đánh giá số liệu giữa 2 bảng nhận thấy, đối với ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản tỷ trọng trong GDP năm 2006 là 34.6%, trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngành này chiếm 38.4% trong tổng dư nợ; đến năm 2010 tỷ trọng lần lượt là 29.2% và 25%; và đến 2012 tỷ trọng lần lượt là 26.6% và 22%. Rõ ràng các NHTM trên địa bàn chưa quan tâm đúng mức đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Phú Yên. Ngược lại đối với ngành dịch vụ năm 2006 chiếm tỷ trọng 34.7% trong GDP, dư nợ cho vay chiếm 41.6% trong tổng dư nợ; năm 2010 lần lượt là 36.4% và 42%, năm 2012 lần lượt là 37.9% và 42.1%. Điều này chứng tỏ các NHTM trên địa bàn cạnh tranh mở rộng tín dụng ở khu vực thành phố đầu tư vào ngành dịch vụ nhưng ngành này đóng góp vào GDP chưa tưng xứng với dư nợ tín dụng đã đầu tư.

Thị trường tài chính – tiền tệ ở khu vực nơng thơn ít sơi động, người dân chủ yếu vay vốn tín dụng và sử dụng dịch vụ của Agribank, quỹ tín dụng nhân dân, vì vậy khách hàng phải chịu lãi suất và các loại phí cao hơn do khơng có cạnh tranh nên có tư tưởng độc quyền. Mặc khác, các NHTM cũng chịu thua thiệt do không mở rộng thị trường để tăng thu nhập, tăng thị phần tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.

Như vậy, các NHTM còn bỏ ngõ thị trường nông nghiệp, nông thôn rộng lớn, chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ về vốn để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nơng thơn; chưa

tạo điều kiện để khai thác lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương và ngay chính bản thân các NHTM.

Thứ năm, hình thức đầu tư tín dụng cịn đơn điệu, chưa đa dạng, đang còn

hạn chế ở các sản phẩm truyền thống, chưa phát triển đa dạng và nâng cao cao chất lượng các sản phẩm truyền thống.

Thứ sáu, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ tín dụng

cịn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các NHTM.

Thứ bảy, việc khơng có đảm bảo nợ vay là một trong những lí do hạn chế

của phát triển tín dụng ngân hàng đối với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh; đảm bảo nợ vay trong tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao.

Trong chính sách cho vay của các NHTM thì tài sản đảm bảo chỉ là một trong những điều kiện nhất định để quyết định mức cho vay, tuy nhiên đa số các NHTM trên địa bàn đều xem tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện bắt buộc để cho vay. Chính vì vậy mà nhiều khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn hoặc khơng thể tiếp cận các khoản tín dụng trung và dài hạn do khơng có tài sản đảm bảo.

Việc tính tốn giá trị tài sản đảm bảo chưa sát với giá trị thực của nó trên thị trường, đặc biệt có một số ngân hàng định giá tài sản là đất nông nghiệp chỉ định giá theo đơn giá của UBND tỉnh, nên còn rất thấp so với giá trị thực tế chuyển nhượng tại địa phương, điều đó ảnh hưởng nhất định đến mức cho vay của khách hàng; tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo còn thấp; chưa quan tâm đến việc cho vay đối với tài sản hình thành từ vốn vay, cầm cố kho hàng, máy móc thiết bị…

Thứ tám, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu,

thu hồi lãi và gốc cịn gặp nhiều khó khăn. Nợ xấu lớn đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với hệ thống ngân hàng mà còn đến doanh nghiệp. Do bị đọng vốn nợ xấu các NHTM khơng có điều kiện mở rộng tín dụng tăng trưởng dư nợ, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Vì vậy, xử lý nợ xấu là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho hệ thống

ngân hàng tỉnh Phú Yên. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh Phú Yên tăng trưởng bền vững.

2.6. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phú yên (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)