4 .Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.3.2 Bài học kinh nghiệm
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi các ngành kinh tế mũi nhọn phải có chiến lược phát triển vững chắc để có thể cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Ngân hàng là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất từ bên ngồi vì các ngân hàng Việt Nam cịn khá non trẻ. Việt Nam có thuận lợi là dân số đơng và mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng gia tăng do đó đây là thị trường tín dụng khá tiềm tăng cho các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân và đặt biệt là hoạt động cá nhân tín chấp. Để có một hướng đi tốt cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam trong giai đoạn mới, việc học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng thế giới là điều hết sức cần thiết.
Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam để phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và phát triển tín dụng nói riêng như sau:
+ Cần phải có chiến lược phát triển tín dụng cá nhân nói chung và hoạt động tín chấp nói riêng một cách chi tiết, đồng bộ, bên cạnh đó vận dụng linh hoạt, khéo léo từng chiến lược trong từng hoàn cảnh và giai đoạn phát triển cụ thể.
Cần phân tích rõ thị trường vào thời điểm hiện tại và khả năng cạnh tranh cũng như thế mạnh trong từng giai đoạn cụ thể để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Các chiến lược đề ra cần mang tầm dài hạn, trong đó thiết lập từng chiến lược nhỏ, cụ thể cho từng giai đoạn phát triển trong ngắn hạn nhằm đạt đến mục tiêu trong dài hạn.
+ Nghiên cứu phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín chấp đồng thời liên kết với các sản phẩm tín dụng cũng như dịch vụ cá nhân khác thành các bó sản phẩm, phục vụ khách hàng lâu dài, xây dựng họ thành các khách hàng thân thiết.
Phát triển các sản phẩm tín dụng tín chấp theo chiều sâu, đa dạng hóa cũng như mở rộng địa bàn cho vay tín chấp ra tồn hệ thống. Liên kết sản phẩm tín chấp với các dịch vụ thanh tốn, tín dụng thế chấp….tạo thành các bó sản phẩm giành cho khách hàng cá nhân.
+ Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Đối với hoạt động tín chấp giành cho khách cá nhân trước tiên cần có đội ngũ tư vấn viên tài chính nắm rõ quy trình, thủ tục, sản phẩm, hướng dẫn tận tình, chuyên nghiệp và chất lượng cao tạo dấu ấn cho khách hàng ngay lần đầu làm việc. Ngoài ra, trong quá trình khách hàng quan hệ tín dụng, ngân hàng cần có các chương trình khuyến mãi, giới thiệu các sản phẩm liên quan, tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán nợ vay được thuận tiện, và sử dụng thêm các sản phẩm khác của ngân hàng. Sau khi khách hàng hoàn tất khoản vay cần tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng trong tương lai, cũng như giới thiệu chéo các sản phẩm dịch vụ khác nhằm giữ chân khách hàng cũ, và thu hút các khách hàng mới.
+ Xây dựng và hồn thiện các chương trình tín dụng liên kết hợp tác giữa sản phẩm tín dụng tín chấp tiêu dùng với các chương trình mua sắm hàng tiêu dùng tại các trung tâm mua sắm với thời gian thanh toán và giá cả ưu đãi.
Đây là cơ hội để các ngân hàng quảng bá thương hiệu và hình ảnh của mình đến với khách hàng thuộc các tầng lớp thu nhập khác nhau.
+ Công tác tuyển dụng, tập huấn và đào tạo cán bộ ngân hàng là khâu rất quan trọng vì đây là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động ngân hàng.
Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chuẩn phong cách phục vụ khách hàng cho nhân viên. Có thể nói khi ngân hàng chăm sóc tốt một khách hàng. Từ một khách hàng đó sẽ giới thiệu cho nhiều khách hàng khác đến với ngân hàng hơn từ đó khách hàng đến với ngân hàng ngày một nhiều hơn.
Kết luận chƣơng 1: Chương 1, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản
về tín dụng cá nhân tín chấp tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm, vai trị của tín dụng cá nhân tín chấp đối với nền kinh tế - xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng, các sản phẩm tín dụng cá nhân của tín chấp của ngân hàng. Đồng thời, Chương 1 cũng nêu lên các nhân tố cần thiết phát triển tín dụng cá nhân như: mơi trường kinh tế - xã hội; năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước.
Ngồi ra chương 1 còn nêu những thành công trong lĩnh vực cho vay tín chấp của các ngân hàng nước ngoài đã làm được tại thị trường Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng trong việc phát triển tín dụng cá nhân tín chấp, vốn là một phần của hoạt động ngân hàng bán lẻ của ACB.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU