Xây dựng tổ tái kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 103 - 109)

4 .Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN

3.2.4.4 Xây dựng tổ tái kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng định kỳ

Đối với hình thức cấp tín dụng thế chấp, ngân hàng nhận tài sản làm bảo đảm, và thơng thường khách hàng thường phải có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn rõ ràng (như mua nhà, đất, mua xe….). Nhưng riêng hình

thức cấp tín dụng tín chấp khơng có bất kỳ tài sản thế chấp nào, đồng thời các tổ chức tín dụng thường khơng quy định trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Mục đích vay tín chấp của của khách hàng thường là tiêu dùng, mua sắm vật dụng gia đình nên khơng u cầu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Chính vì vậy việc sử dụng vốn vay cũng như kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng sau giải ngân chưa được ACB chú trọng quan tâm, chỉ khi nào khoản vay của khách hàng chậm thanh tốn hoặc phát sinh nợ q hạn thì trung tâm thu nợ của ACB mới tiến hành kiểm tra lại nơi cư trú và nơi làm việc của khách hàng, việc làm này chỉ tiến hành sau khi xảy ra nợ quá hạn, học viên đề xuất nên có biện pháp ngăn ngừa việc phát sinh nợ quá hạn trước khi tình hình tài chính của khách hàng có xu hướng trở nên không tốt.

- Đối với sản phẩm cho vay tín chấp và thấu chi tín chấp:

Thành lập tổ tái kiểm tra trực thuộc Trung tâm tín dụng cá nhân Hội sở - bộ phận tín chấp, tổ tái kiểm tra này có nhiệm vụ định kỳ 6 tháng sẽ kiểm tra lại một cách gián tiếp những hồ sơ vay vốn đã được duyệt, tổ sẽ tiến hành kiểm tra, cập nhật lại những thông tin thay đổi của khách hàng: như nơi cư trú, nơi làm việc, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng (tại ACB và các tổ chức tín dụng khác). Kịp thời cập nhật lại thơng tin thay đổi của khách hàng, phục vụ cho việc tiếp thị cũng như thu nợ về sau. Nếu xem xét thấy những thay đổi này ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng, tổ tái kiểm tra có thể liên hệ với khách hàng trao đổi thêm về kế hoạch cũng như nguồn trả nợ của khách hàng trong tương lai, nếu kế hoạch trả nợ này chưa hợp lý có thể trình cấp phê duyệt xem xét khả năng thu hồi nợ trước hạn đối với khách hàng. Chuyển hồ sơ qua trung tâm thu nợ cá nhân để thực hiện việc thu nợ trước hạn. - Đối với sản phẩm thẻ tín dụng tín chấp:

Do sản phẩm thẻ tín dụng tín chấp là sản phẩm được thiết kế với mục đích mua sắm tiêu dùng nên việc rút tiền mặt của khách hàng sẽ bị một mức phí rút hiền mặt khá cao (hiện tại là 4% trên số tiền rút và mức tối tiểu là 60.000 đồng)

do đó thời gian tái kiểm tra lại thông tin của khách hàng nên tiến hành theo định kỳ từng năm, tương tự như hình thức cho vay tín chấp, tổ tái kiểm tra cũng tiến hành cập nhật lại thông tin: nơi cư trú, nơi làm việc và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng (qua trung tâm thơng tin tín dụng nhà nước – CIC và qua hệ thống của ACB), từ đó đưa ra kiến nghị với cấp phê duyệt về việc cho khách hàng tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng hoặc chấm dứt việc sử dụng thẻ của khách hàng.

Ngoài ra, ACB nên đưa ra hạn mức tối đa có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tín chấp của mình, điều này sẽ hạn chế việc rút tiền mặt từ thẻ của khách hàng, từ đó hạn chế được phần nào rủi ro trong hình thức cấp tín dụng này, học viên kiến nghị giới hạn rút tiền mặt của từng khách hàng sẽ tối đa 50% hạn mức thẻ khách hàng được cấp (Ví dụ: hạn mức thẻ ACB cấp cho khách hàng là 60 triệu đồng, thì khách hàng chỉ được rút tối đa 30 triệu đồng trong hạn mức tín dụng này).

Kết luận chƣơng 3: Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng việc phát

triển tín dụng cá nhân tín chấp tại Ngân hàng TMCP Á Châu trình bày trong chương 2 với những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó chương 3 đi vào kiến nghị các giải pháp để góp phần pháp triển hoạt động tín dụng tín chấp giành cho khách hàng cá nhân tại ACB trong thời gian sắp tới, đồng thời các giải pháp phát triển này được thiết kế trên cơ sở xem xét các rủi ro tín dụng, phát triển một cách bền vững hoạt động tín chấp này nên bên cạnh việc đề xuất các giải pháp phát triển học viên còn đề xuất thêm các biện pháp hạn chế những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng này, để hoạt động này ngày càng phát triển bền vững.

Tất cả các đề xuất nhằm mục tiêu là phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng tín chấp giành cho khách hàng cá nhân tại ACB, từ đó góp phần vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của ACB trước các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm tín dụng này trong nước và nước ngoài trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ sắp tới.

PHẦN KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng tín chấp giành cho khách hàng cá nhân đang là một thị trường khá năng động và tiềm ẩn nhiều tiềm năng cũng như rủi ro của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên nếu các ngân hàng biết kiểm soát rủi ro, cũng như có chiến lược tốt để phát triển hoạt động cho vay này, sẽ hứa hẹn một lợi nhuận và một nguồn khách hàng lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đây cũng là thị trường lớn mà các ngân hàng nước ngoài đang nhắm đến tại thị trường Việt Nam.

Luận văn nêu một số khái niệm cơ bản về lý luận của hoạt động tín dụng tín chấp giành cho khách hàng cá nhân, phân tích hoạt động tín dụng tín chấp của ACB trong 13 năm triển khai hoạt động này, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện cũng như phát triển hơn nữa hoạt động này trong tương lai, giúp ACB trở thành ngân hàng đứng đầu trong hoạt động tín dụng này so với khối ngân hàng thương mại cổ phần cũng như cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, giúp ACB từng bước trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Mưa, 2011. Đại cương về lịch sử triết học. Hà Nội: Nhà xuất bản

thống kê

2. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà

xuất bản thống kê.

5. Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011. Giải Pháp Phát Triển Tín Dụng Cá Nhân Tại

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế

Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Ngọc Tú, 2012. Giải Pháp Phát Triển Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng TMCP Á Châu. Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ

Chí Minh

7. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Giáo trình Tài chính tiền tệ ngân hàng. Hà Nội:

Nhà xuất bản tài chính.

8. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro kinh doanh trong hoạt động ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình quản trị ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất

bản lao động – xã hội.

10. Ngân hàng nhà nước - Công văn 34/CV-NHNN1, Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương

11. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

tin cạnh tranh nội bộ ngân hàng năm 2012.

13. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Báo cáo tài chính hợp nhất

14. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010. Định hướng chiến lược phát triển 2011 -

2015 và tầm nhìn 2020 của ACB.

15. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010,2011, 2012. Báo cáo nội bộ hoạt động tín

chấp.

16. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2013. QĐ số 760/NVQĐ – KCN.13 ngày 23/05/2013 về việc ban hành “Quy định sản phẩm cho vay Hỗ trợ tiêu dùng tín

chấp giành cho khách hàng cá nhân”.

17. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2013. QĐ số 761/NVQĐ – KCN.13 ngày 23/05/2013 về việc ban hành “Quy định sản phẩm thấu chi Hỗ trợ tiêu dùng tín

chấp giành cho khách hàng cá nhân”.

18. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2013. QĐ số 304/NVQĐ – KCN.13 ngày 06/03/2013 về việc ban hành “Quy định cấp thẻ tín dụng đối với khách hàng cá

nhân”.

19. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2013. Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng số 105/NVCV – CSQLTD.13 ngày 30/01/2013.

20. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2013. QĐ số 503/NVQĐ-KCN.11 ngày

05/05/2011 về việc ban hành “Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng khách hàng cá nhân” QP – 7.25.

21. NHNN quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quy chế về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

22. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, Bảo đảm tiền vay của TCTD và thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn thực hiện nghị định số 178/1999/NĐ-CP

23. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, Bảo đảm tiền vay của TCTD và thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn thực hiện nghị định số 178/1999/NĐ-CP

24. Nghị quyết số 11/NQCP ngày 24/02/2011, Chính sách thắt chặt tiền tệ

25. Quyết định số 266/2000/QĐ-NHNN1, Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với ngân hàng TMCP, Công ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh

26. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, V/v phân loại nợ, trích lập và sử dụng

dụ phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 103 - 109)